Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

.BỆNH UNG THƯ.


1/ Mỗi người chúng ta, trong cơ thể đều có tế bào ung thư. Các thí nghiệm thông thường tế bào này không phát hiện được, trừ khi nó phát triển hàng vài tỷ tế bào ung thư. Khi Bác sĩ nói với bệnh nhân ung thư rằng không còn tế bào ung thư trong người nữa sau khi chữa trị, vậy có nghĩa là các phương pháp và dụng cụ hiện tại không có khả năng tìm đến các tế bào còn sống sót vì qua ít.
2/ Tế bào ung thư thường xảy ra từ 6 đến 10 lần trong đời sống con người.
3/ Khi hệ thống miễn nhiễm (immune systems) của con người mạnh thì tế bào ung thư bị tiêu diệt hoặc không sinh sản được tạo thành khối u (tumor).
4/ Khi một người vướng phải bệnh ung thư, có nghĩa là người đó thiếu sự dinh dưỡng đúng mức: vì di truyền, môi trường, thức ăn, thói quen của đời sống.
5/ Để vượt qua tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng lành mạnh, ta phải kiêng cử và tiếp liệu thêm những cần thiết để làm tốt hệ thống miễn nhiễm.
6/ Chemotherapy (chữa trị bằng hóa chất) là làm đầu độc những tế bào ung thư đang phát triển mạnh nhưng nó cũng tiêu diệt các tế bào khỏe của cơ thể trong tủy xương và tế bào tiêu hóa trong ruột. Nó cũng làm hư hại các cơ quan khác như lá lách (liver) thận (kidneys) tim (heart) phổi (lungs).
7/ Radiation (chữa trị bằng phóng xạ) để tiêu diệt tế bào ung thư, nó cũng đốt cháy và để lại vết sẹo làm hư lại tế bào khỏe và các cơ quan khác trong cơ thể.
8/ Lần đầu tiên chữa trị bằng phương pháp Chemotheraphy hay Radiation thường thì nó làm giảm đi cục u nhọt. Tuy nhiên nếu tiếp tục chữa trị lâu dài nó không có kết quả tiêu diệt hẳn cục u nhọt
9/ Khi cơ thể con người chất chứa nhiều độc tố từ sự chữa trị bằng phương pháp Chemotherapy và Radiation thì hệ miễn nhiễm trong cơ thể sẽ lâm vào tình trạng nguy hiểm hay bị tiêu diệt, từ đấy bệnh nhân không chịu nổi với nhiều biến chứng phức tạp.
10/ Chemotherapy va Radiation có thể gây cho tế bào ung thư biến dạng và trở nên chai lì khó tiêu diệt. Giải phẫu cũng gây cho tế bào ung thư phát triển thêm nhiều mặt khác.
11/ Cách chữa trị tế bào ung thư có kết quả tốt nhất là bỏ đói các tế bào ung thư, nghĩa là không nuôi nó với những thức ăn để nó có thể sinh sản được nữa.
12/ Thịt khó tiêu hóa, phải đòi hỏi nhiều con men sống để tiêu hóa. Thịt chưa tiêu hóa giữ trong ruột trở thành thói rửa dẫn đến tạo thành nhiều độc tố.
13/ Tế bào ung thư được che chở bởi một màng protein rất dai. Cố gắng tránh ăn thịt hoặc một ít mà thôi để con men sống có nhiều thêm tập trung phá hủy màng protein dai dẻo bao bọc tế bào ung thư, khai thông cho tế bào xung kích (killer cell) của cơ thể lọt vào tiêu diệt tế bào ung thư.
14/ Một vài chất phụ thêm sức cho hệ thống miễn nhiễm (IP 6, FLOR, ESSIAC, ANTIOXIDANT, VITAMINS, MINERALS, ect...) để giúp tế bào xung kích (killer cell) cơ bản của cơ thể tiêu diệt tế bào ung thư.
15/ Ung thư là con bệnh của trí tuệ (mind), cơ thể (body), và tinh thần (spirit). Một tinh thần, một ý chí hăng say tích cực vui vẻ giúp cho chiến sĩ ung thư (cancer warrior) sống còn. Sự giận dữ, chấp nê khó khăn, cay đắng, buồn rầu đưa cơ thể vào sự căng thẳng tạo môi trường acid. Hãy học tinh thần yêu thương tha thứ, xả bỏ, yêu đời.
16/ Tế bào ung thư không thể phát triển được trong môi trường nhiều oxy. Tập thể dục hằng ngày, hít thật sâu lấy oxy vào khắp các tế bào trong cơ thể. Oxygene là phương pháp trị liệu dùng tiêu diệt tế bào ung thư.
Lưu ý :
Dr. Edward Fujimoto thuộc bệnh viện Johns Hopkins đã nói trên truyền hình rằng hóa chất Dioxins gây bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Dioxins là chất độc cao độ đối với tế bào cơ thể. Bác sĩ khuyên chúng ta không nên để đồ ăn trong hộp bằng nhựa hoặc gói bằng plastic và nấu trong Microwave. Hỗn hợp béo và sức nóng cao độ của Microwave làm chất plastic thải ra độc tố Dioxins vào thức ăn, cuối cùng vào tế bào chúng ta.
Không dùng bình nhựa chứa nước uống để trong Freezer, dioxins sẽ thải vào nước từ bình nhựa. Bác sĩ khuyên nên dùng ceramic
Tế bào ung thư được nuôi dưỡng bởi:
a/ Đường nuôi tế bào ung thư. Bỏ thức ăn có đường là giảm đi thức ăn quan trọng cung cấp nuôi tế bào ung thư phát triển nhanh. Thay chất ngọt đường bằng chất ngọt thực vật, hoặc tổng hợp thiên nhiên như mật ong Manuka hoặc nước mật đường nhưng rất ít. Muối bàn có hóa chất làm trắng, tốt hơn nên dùng muối biển.
b/ Sữa vào cơ thể thành chất nhờn, đặc biệt trong đường tiêu hóa. Tế bào ung thư được nuôi dưỡng bởi chất nhờn đó. Bỏ sữa thay thế bằng sữa đậu nành không đường. Tế bào ung thư sẽ bị đói.
c/ Tế bào ung thư phát triển trong môi trường acit. Thịt cơ bản là acit. Ăn cá và một ít thịt gà tốt hơn là ăn thịt bò và thịt heo. Thịt chứa thuốc kháng sinh gia súc, hooc môn tăng trưởng (hormone), ký sinh trùng ...tất cả các thứ này đều có hại, đặc biệt đối với bệnh nhân ung thư.
d/ Chế độ ăn uống với 80% rau tươi và nước ép, đậu mè, đậu phụng và một ít trái cây giúp cho cơ thể ở trạng thái trung hòa. 20% còn lại đến từ thức ăn nấu chín. Rau tươi, nước ép giúp cho con men sống có khả năng thẩm thấu vào các mô tế bào trong vòng 15 phút để nuôi dưỡng và làm khỏe thêm các tế bào tốt. Hãy uống nước rau tươi (hầu hết các loại rau kể cả mầm hạt đậu), và ăn rau sống hai hay ba lần một ngày. Những con men sống này bị chết ở nhiệt độ 104ºF hay ở 40ºC.
e/ Tránh café, trà và chocolate, các thứ này nhiều cafeine thay thề bằng trà xanh, vì nó có khả năng chống tế bào ung thư. Tốt nhất uống nước lọc. Tránh uống nước vòi (tap water) vì trong có độc tố vi khuẩn và chất sắt nặng (heavy metals), tránh nước cất vì có acid (acidic).
(Tài liệu từ bệnh viện Johns Hopkins, Hoa Kỳ)
(Chuyển ngữ LÊ VĂN NGÔ)
 
 
Một kinh nghiệm của người bị bệnh ung thư
(Hương viết ra những gì H biết để tất cả các bạn tham khảo, có ích cho chính mình, thân nhân và bằng hữu, vì mầm Ung Thư hiện diện trong tất cả mọi người, chỉ đủ chance là nó bùng phát).
Hương đã kinh qua một thời gian bệnh Cancer: gồm 3 tháng dò tìm bệnh, 8 tháng trị chemotherapy, 1 tháng Radiotherapy, còn thử máu thì lia chia... vậy mà ròng rã 1.5 năm mới vượt qua khỏi. Thời gian tìm bệnh cũng nhiêu khê, vì có nhiều kỹ thuật đang dùng vẫn không đáng tin cậy như Ultra Sounds, Mammogram, Needle Biopsy: hễ họ nói có thì chắc có bệnh, nếu nói không thì phải xét lại, vì lấy sample sai chỗ, vì xớ thịt quá condense...
Cũng tại bệnh Tiểu Đường, khiến ăn cơm rất ít; trời lạnh mau đói, lại thêm bạn chỉ cách làm Nem Chua (sau này mới biết bột làm Nem Chua có nhiều Hàn The), tự làm ăn thấy ngon, nên ăn lai rai...., cộng thêm làm việc tối đa, lo toan nhiều việc, phiền não cũng bộn.... Cuối cùng, rước bệnh cũng là lẽ tất nhiên.
Cũng vì bệnh, sau khi mổ, bệnh viện dạy cách meditation (tĩnh tâm), khi làm theo họ chỉ, bỗng chợt nghĩ ra cái vụ Thiền này còn ai hơn Đức Phật, mình mang tiếng theo đạo Phật mà chả biết gì cũng thật uổng! Ngày xưa đi học, đeo đuổi riết con đường khoa cử, giờ đây xem ra cũng gần đất xa trời, cũng nên tìm hiểu đạo Phật xem sao... Thế là con đường "Hướng về cõi Phật" bắt đầu từ đó.
Khi phát giác ra bệnh, phần chánh vẫn phải nhờ chiếu tia X (Radiotherapy), dùng thuốc tây rất mạnh một lúc cho vào vài loại, thuốc truyền vào gân máu (Chemtherapy), thuốc vào tới đâu là ớn người đến đấy.
Thường thì thuốc rất mạnh, chính nó cũng làm người bệnh suy yếu, vì đặc tính của tế bào ung thư là cứ sinh sản lia chia, nên thuốc cứ tìm tế bào nào đang sinh sản là thanh toán. Tế bào bình thường của cơ thể cũng đang sinh sản, nhưng ít hơn tế bào Ung Thư, nên sau khi vào thuốc lần đầu sẽ bị lở màng bên trong miệng, sau cỡ 3 lần tóc rụng gần hết như bệnh ban, và chấm dứt kinh nguyệt (nếu người bệnh còn trẻ dưới 43 tuổi, sau khi chấm dứt trị liệu sẽ có kinh nguyệt trở lại). Có người yếu hơn, có thể chết chỉ sau 3 lần vào thuốc (cứ 2 tuần vào thuốc 1 lần).
Bạch Huyết cầu và hồng cầu cũng bị tiêu diệt rất nhiều, nên người đang trị bệnh trở nên xanh xao, vàng vọt hơn vì hồng cầu xuống quá thấp, và người bệnh dễ mắc các chứng bệnh truyền nhiễm khác vì bạch cầu cũng xuống rất thấp, do vậy, trước khi vào thuốc, phải đi thử máu để họ đo hồng cầu và Bạch Cầu có xuống quá tệ chăng, thì chờ thêm 1 tuần nữa cho lại sức để chuẩn bị cho cuộc "hành quân" kế.
Nói chung khi thuốc vào, tức thì thấy bồn nôn, ói mửa liền tù tì... Thuốc làm cho xiểng niểng, làm te tua còn hơn trước khi cho thuốc. Chỉ duy có 1 hy vọng là nó diệt giùm các tế bào ác tính ấy.
Còn Radiotherapy, tùy theo bệnh nặng nhẹ, cũng phải làm hàng ngày kéo dài cả tháng, mỗi ngày họ chiếu tia X vào chỉ 4 phút, và da sẽ bị đốt cháy dần dần. Bác sĩ phải tính toán rất hay để tia X chỉ đến phần thịt mà không đến phần xương; bởi vì thân mình không thể phẵng, họ phải tính tia X đến phải dừng theo hình cong của cơ thể. Nếu không chính xác, tia X sẽ đốt cháy xương và làm giòn xương, có thể gẫy xương.
Tóm lại, đối với người bệnh Cancer, có nhiều việc phải chú ý, phụ vào sự trị liệu của bác sĩ:
Không cho thêm vào người những chất tạo Cancer nữa:
1/ Hàn The (làm giòn, dai thức ăn biến chế) nên xem lại các món có nó như thịt Nem Chua, Nem Nướng..., check lại xem trong nhiều thức ăn biến chế như bánh tráng, bánh phở, mì... họ có cho thêm chăng?
2/ Sau này, hàng Trung Quốc bị các nước phát giác có rất nhiều chất gây hại sức khỏe, nhất là Ung Thư, có những nước tương chứa chất gây Cancer 5000 lần hơn bình thường! Có cả list nhiều hiệu nước tương không thể dùng! Nếu kỹ, nên dùng nước tương của Singapore, Nhật, Đức.
3/ Thịt nướng bị cháy không nên ăn, chất bị cháy cũng là nguyên nhân gây bệnh. Tránh xa tia Microwave, khi xài nó, nên đứng xa, dù họ bảo window của nó không leaking các tia.
4/ Không ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt heo, nên ăn thịt trắng như thịt gà, nhớ tránh ăn cánh gà, vì nơi đây, người nuôi hay chích hormone cho gà mau lớn, mau bán... độc. Nói chung bớt thịt, thêm rau cải.
5/ Tránh chất béo, tránh quá nhiều đường, 2 thứ này tế bào Ung Thư ưa thích. Bớt ăn những nhà hàng Tàu All you can eat, vì họ dùng toàn mỡ dầu xấu cho rẻ, chúng ta lại muốn ăn nhiều cho đáng đồng tiền (thật là tai hại!).
6/ Nắng gắt có nhiều tia tử ngoại UV cũng làm ung thư da. Đừng tưởng xài kem chống nắng là OK, rồi ra phơi nắng (để thêm vitamin D). Lớp ozone (là phân tử có 3 nguyên tử Oxygen) trên bầu khí quyển bị trống 1 lỗ to, do khí thải của các nước phát triển kinh tế, quá nhiều nhà máy phun ì xèo khói, có nhiều carbonic bay lên, làm phá dần lớp Ozone che chở ấy!
Thức uống trong siêu thị cũng bỏ nhiều chất chống hư = chất bảo quản (preservatives), cũng không tốt, ăn và uống các thứ trái cây rau cải tự nhiên không qua biến chế, để dành lâu vẫn tốt hơn.
(Chuyện đến đây là hết mức của mình, nếu nói xa hơn, trái cây rau cải, người trồng cũng bỏ phân bón hóa học, thuốc trừ sâu bọ... để cho ra hoa quả tươi tốt, được mùa, giữ lâu, không hư khi bán...). [Hồi đó thấy dân tây phương tự trồng rau trái, lấy làm lạ, sao họ chịu khó đến thế! Thì ra là vậy: sợ Ung Thư quá chừng chừng!]
7/ Có những người làm trong phòng thí nghiệm, cũng nên lưu ý có nhiều hóa chất gây ung thư gọi là Carcinogen.
8/ Thứ mà mình ít lưu ý là tránh mua nhà gần các vùng điện cao thế, nơi đó nhà rẻ hơn, VN ta lại thích rẻ, không để ý việc nguy hiểm vô hình, âm thầm!
9/ Một thứ không ai biết là có những vùng, phía dưới có chất phóng xạ (tia phóng xạ vào người sẽ bắn tứ tung hết tế bào này qua tế bào khác), từ đất chất phóng xạ lúc nào cũng phát ra nào ai biết được! Chuyện này đành xí cho trời đất thôi, nói cho đủ vậy mà!
(Thật ra, sinh viên đi học, có bài vật lý cũng học về chất phóng xạ, có khi chưa học lý thuyết đã cho thực tập, họ đã dặn dùng kẹp gắp nó, mà rớt tới rớt lui, có khá nhiều sinh viên cũng thò tay bốc nó mà không biết rằng, trực tiếp tiếp xúc càng nhiều nguy cơ Ung thư!)
Có nhiều phương pháp tìm bệnh phải nhờ chất phóng xạ để biết chỗ nào tim nghẹt, chỗ nào đang bị Ung Thư... Như là làm MRI, họ chích 1 lượng rất ít chất phóng xạ, sau đó cho nằm dài trong 1 máy to, giữ im lìm như khúc gỗ, trong suốt thời gian máy rà từ đầu đến chân để tìm xem có Ung Thư chỗ nào! Khi bị Ung Thư mà nghe cho thêm phóng xạ vào là lo lắm, nhưng họ bảo đảm là lượng rất nhỏ không gây bệnh! đành vậy thôi!!!)
Dùng các dược liệu:
a/ Tỏicó khả năng chống Ung Thư và kháng trùng, tạo thêm kháng thể, vì trị Ung Thư nên dùng liều khá hơn bình thường, có thể dùng rượu Tỏi (2 củ tỏi xay cho vào 200 ml rượu), mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh.
b/ Cabbage = Cải bắp: dùng máy Extractor, sẽ rút nước, bỏ xác, mỗi bắp cải có thể rút ra 500ml, mua vài bắp rút ra được nhiều hơn, mỗi ngày uống 250 ml hay 1 ly.
c/ Măng Tây, broccoli
d/ Chống Ung Thư là chống các gốc tự do, free radical, uống 3 vitamin cần kết hợp là (A+C+E) để chống các gốc tự do ấy, các vitamin này có thể mua ở dạng tablet, hay mình có thể xay sinh tố uống rất hiệu quả. Có lần xem TV thấy 2 ông bà uống 3 tháng hết bệnh: họ xay cam, bôm, cà chua, cabbage, cà rốt...
e/ Có thể xay Lô Hội (Alovera) và bỏ thêm 1 muỗng Mật Ong để cơ thể khoẻ hơn, thêm kháng thể.
Giữ thân khoẻ mạnh, tâm an vui:
1/ Tập thể dục, massage cho máu chạy điều hòa, cho các chất ăn uống trên phân phối đầy đủ cơ thể.
Kèm theo thở theo kiểu thở bụng để thêm tối đa oxygen và thải toàn vẹn carbonic.
Thở bụng là bắt đầu thở ra trước, khi thở bụng hóp từ từ, cách mô sẽ kéo lên, khí sẽ lùa ra hết; sau đó hít vào từ từ, cách mô kéo xuống, buồng phổi sẽ to ra, chứa nhiều không khí hơn; đến khi hết hít vào thêm được, ngưng 1 chút để áp lực này sẽ làm sự trao đổi khí hiệu quả, oxy vào máu, carbonic thải ra phổi, và sau đó thở ra, cứ thế mà làm… Thở bụng có thể thực hiện lúc nào cũng nên, ngay cả trước khi ngủ cũng sẽ cho giấc ngủ sảng khoái, không mộng mị.
2/ Tâm an vui: Người bệnh Ung thư, thường không là người èo ọt, rất năng động, nên đôi khi làm quá sức của mình, và lắm khi cũng rơi vào stress... Khi bệnh không làm gì được lại xuống tinh thần, buồn rầu, lo âu...; những thứ này sẽ làm bệnh tệ ra; cho nên phải giữ tinh thần vững chãi, chấp nhận việc gì đến cứ đến. Nếu cần, tập Thiền cũng là cái lợi, không những cho sức khoẻ mà còn cho tinh thần, và xa hơn nữa là cho tâm linh.
Chính cái thở sẽ là trung gian giữa thân và tâm linh, khi biết điều hòa hơi thở đến nhẹ nhàng, cũng là làm cho tâm thanh thản, sẽ điều hòa hai hệ thần kinh Trực Giao Cảm và Đối giao Cảm, làm mạch máu mở rộng để máu đến nuôi tế bào thần kinh đầy đủ, rồi làm tâm yên bình và sẽ có thêm đạo lực, khiến tâm không chao đảo trước nhiều tình huống, và khi gần với đạo, sự chết nếu đến sẽ không còn gì đáng sợ. Chính trong cái không còn sợ chết ấy cũng là chỗ có thể còn sống.
Nói chung, bệnh Ung Thư phát giác càng sớm càng có cơ hội sống sót, chờ nó phát tán (di căn) qua chỗ mới là không thuốc trị. Vì thế, từ lúc không bệnh, nên biết để sinh sống hầu ngăn ngừa.
H viết 1 lèo rồi gửi đi nên khó đầy đủ như ý, nhưng cũng tạm đủ cho người cần nó.
Viết dài, thường sau khi gởi đi mới phát giác trật vài lỗi chính tả, vậy xin các bạn miễn chấp nhé !
Các bạn có thể chuyển cho bất cứ ai cũng là điều nên làm, vì may ra có thể giúp những người chưa bệnh sẽ không bệnh.



Mh

'Cà phê hóa chất,' uống nhiều chết sớm

Tuesday, May 22, 2012 5:42:40 PM

VIỆT NAM (NV) -
Năm mươi sáu ngàn tấn cà phê không đủ, giới buôn bán đã pha thêm gần 20,000 tấn hương liệu tạo bọt, tạo màu và tạo mùi cho hàng triệu người nghiện cà phê nhâm nhi mỗi sáng ở Việt Nam.

Hóa chất chế nước lã thành cà phê. (Hình: Infornet)
Tiết lộ này thật ra chỉ là lời xác nhận tin đồn rải rác từ hàng chục năm nay về loại cà phê vỉa hè chứa đầy hóa chất chết người.
Theo Phòng Quản Lý Ngộ Ðộc Thực Phẩm thuộc Cục Vệ Sinh-An Toàn Thực Phẩm, các bà chủ quán cà phê đã không ngần ngại pha thêm một loại hóa chất để làm “tăng mạnh” nồng độ cafein trong lưỡi và mũi của người tiêu thụ. Nhiều người xác nhận rằng nhờ uống loại cà phê “đậm đặc” cafein hóa chất này mà họ cảm thấy tỉnh táo lạ thường.
Theo báo mạng Infornet, tiết lộ của Phòng Quản Lý Ngộ Ðộc Thực Phẩm cho hay, một số nơi còn pha thêm loại hóa chất có tên là sodium lauryl sunfate để tạo bọt. Loại hóa chất được dùng để sản xuất xà bông và bị cấm sử dụng trong ngành chế biến thực phẩm vì có thể làm tổn hại gan, bộ máy tiêu hóa của con người.
Cũng theo Infornet, giới buôn bán mạnh tay sử dụng các loại hóa chất tạo màu, tạo mùi, tạo bọt... khi pha chế bán cho dân nghiện cà phê chỉ vì lợi nhuận.
Một bà chủ sạp bán hóa chất ở chợ Kim Biên, quận 5 mới đây thú nhận: “Mỗi kí lô hóa chất có thể được dùng để làm ra hàng ngàn ly cà phê, lời gấp vài chục lần dùng cà phê thật. Muốn quán cà phê của mình sống vững, không thể không áp dụng biện pháp này.”
Sự thật này được ông Ðoàn Triệu Nhạn, chuyên viên Hiệp Hội Cà Phê-Ca Cao Việt Nam xác nhận. Theo ông, Việt Nam tiêu thụ mỗi năm khoảng 56,000 tấn cà phê. Trong số này có khoảng 20,000 tấn được pha chế với hóa chất các loại. Ông Nhạn nói: “Muốn ly cà phê có mùi thơm và vị béo, người bán cho một ít bơ và hạt đậu nành rang. Ðể ly cà phê có vị ‘gắt ở cổ hấp dẫn,’ người ta trộn thêm đậu đỏ. Người ta còn sử dụng cả tinh dầu cà phê để tạo mùi... Nhờ vậy mà càng bán chạy thì lời càng nhiều.”
Thực tế cho thấy ở chợ Kim Biên bày bán đủ loại hóa chất có mùi cà phê của Anh, Mỹ, Pháp, Ðức...
Theo một ông chủ sạp chợ Kim Biên, một chấm nhỏ bằng đầu tăm tinh dầu này cũng đủ giúp một ký cà phê có mùi thơm lừng xa vài ba thước. Còn loại hóa chất tạo bọt là một thứ bột trắng, chỉ cần cho vào ly cà phê một tí thôi cũng đủ làm nổi bọt “thèm chảy nước miếng,” theo lời của một bà chủ sạp khác ở chợ Kim Biên.
Chưa hết, chợ Kim Biên có đủ “phụ gia” biến ly nước lã thành cà phê ngon gồm màu caramel, đậu nành, thuốc quinine, tinh bột, chất tạo đặc, vani mùi, đường hóa học, bơ công nghiệp v.v...
Theo tiết lộ của một chủ phân xưởng xay cà phê ở quận 12, Sài Gòn, giá bán mỗi ký cà phê hạt trên thị trường hiện nay là 55,000 đồng, tương đương 2 đô la và mỗi ký hạt chỉ xay được 0.5kg cà phê bột.

Cà phê hóa chất đầy dẫy ở Sài Gòn. (Hình: Infornet)
Trong khi đó, giá mỗi ký cà phê bột mà chủ tiệm cà phê mua vào cũng chỉ với giá đó. Theo Infornet, chắc chắn trong ký cà phê bột đó chỉ có một tí cà phê thật, còn lại toàn là hóa chất.
Ðáng lo là tin đồn gây chấn động dư luận về sự xuất hiện của loại cà phê “dởm” nói trên hầu như không đánh động được những người có trách nhiệm về sự an nguy của người dân.
Tại Sài Gòn, các viên chức lãnh đạo thú nhận rằng “rất khó dẹp các sạp bán hóa chất cà phê  tại chợ Kim Biên.” Ông này cho biết: “Làm gì thì làm, chúng tôi khó mà giải quyết được gốc rễ vấn đề.” (PL)

Uống hóa chất hay cà phê ở TP.HCM?

Thứ hai, 21/05/2012, 14:24
“Em yên tâm, mỗi một kg hóa chất em có thể chế biến thành hàng nghìn cốc cà phê, lời gấp hàng chục lần so với bán cà phê thật, tội gì không làm”. Bà chủ sạp hóa chất tại chợ Kim Biên giới thiệu cho khách muốn mở quán.
Tìm hiểu về thông tin cà phê có tẩm các hóa chất gây hại cho sức khỏe, PV ra chợ và không khỏi sửng sốt trước ngồn ngộn những loại hóa chất, bột chế biến sẵn đóng gói để pha cà phê bán thu lợi nhuận cao nhất.  
"Thánh địa hóa chất" tại chợ Kim Biên có thể biến những thứ không
phải cà phê thành cà phê thơm ngon. Ảnh TN
 
Theo ông Đoàn Triệu Nhạn, Chuyên viên cao cấp Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, mỗi năm cả nước tiêu thụ khoảng 56.000 tấn cà phê. Trong đó, có ít nhất 1/3 số cà phê nói trên có sử dụng các loại phụ gia. Ông Nhạn tiết lộ thêm, để cho ly cà phê thơm béo, ngoài bơ, người ta còn độn thêm đậu nành rang. Để cà phê “gắt cổ”, người ta chọn chất độn là đậu đỏ. Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng tinh cà phê để tạo mùi... Để tìm hiểu rõ về việc này, PV vào “thánh địa hóa chất” là chợ Kim Biên (Q.5, TP.HCM), nơi tập kết các loại hóa chất có khả năng “phù phép” được các “đầu nậu” chuyên cung cấp hàng sỉ cho các lò sản xuất cà phê bẩn.  
Tinh chất cà phê Robusta được bán tràn lan tại chợ Kim Biên với giá 350.000 đồng/kg. Ảnh TN  
Tại chợ Kim Biên, đập vào mắt người mua là la liệt những sạp kinh doanh hóa chất với đủ loại tinh cà phê của: Anh, Pháp, Đức, Mỹ... "Đây là những hóa chất tạo mùi tổng hợp, chỉ cần một chấm bằng đầu tăm sẽ làm 1 kg cà phê thơm lừng dù đứng cách xa vài mét", một người bán giới thiệu. Khi PV nói lý do đi mua chất tạo mùi cà phê về để mở quán cà phê vỉa hè, chủ sạp TT nhanh nhảu: “Có hai loại đều là tinh chất cà phê robusta RC 9535 nhưng mùi vị khác nhau. Một loại có vị hơi béo một chút và một loại có vị hơi đắng nhưng giá tiền thì bằng nhau, đều 350.000 đồng/kg cả. Nhưng để chế ngon hơn em cần mua thêm đường hóa học, bơ công nghiệp, bột vani, caramen… để tạo mùi vị và khi pha sẽ kết dính lại với nhau nhìn rất bắt mắt". Chưa hết, bà chị giới thiệu thêm "Cho thêm một chút bột trắng này, đảm bảo cốc cà phê có bọt nhìn không chê vào đâu được. Những chất này, ở đây đều có cả, nếu em lấy nhiều, chị sẽ bớt giá cho”. Theo quan sát của PV, những hóa chất này giá cũng khá cao. Đơn cử, caramen có giá từ 250.000 – 300.00 đồng/lít, bơ công nghiệp Trung Quốc giá 50.000 – 60.000 đồng/kg, tinh ca cao có giá 350.000 đồng/kg… Thấy chúng tôi còn ngần ngừ chưa mua, bà chủ sạp tiếp tục quảng cáo: “Em yên tâm, mỗi một kg hóa chất em có thể chế biến thành hàng nghìn cốc cà phê, lời gấp hàng chục lần so với bán cà phê thật, tội gì không làm”. Tương tự tại sạp hóa chất MH, chúng tôi cũng được săn đón nhiệt tình, chủ tiệm đọc vanh vách hàng chục loại hóa chất để chế biến cà phê như: để có màu đậm thì bỏ màu caramel, đậu nành; vị đắng thì có đậu nành rang cháy, đường thắng tới cháy, thuốc tây có gốc ký ninh (quinine); sánh thì tinh bột; chất tạo đặc thì có CMC; bọt thì có chất tạo bọt công nghiệp; mùi thơm có vani, bơ công nghiệp, đường hóa học… Nếu mua mỗi loại 1kg, giá lên đến gần 1 triệu đồng.  
Tinh chất cà phê được chiết sang chai nhỏ được PV mua về. Ảnh TN  
Theo tiết lộ của một chủ cơ sở rang xay cà phê ở Q.12, hiện cơ sở này có đến hơn 1.000 thương hiệu cà phê đóng gói từ những cơ sở chỉ có vài chục công nhân đến cơ sở có hàng trăm công nhân làm việc, với đủ các nhãn hiệu khác nhau được mang đi bỏ mối, chủ yếu cho các quán cà phê vỉa hè. Vị này cho biết thêm: “Trên thị trường hiện nay, giá bán cà phê nhân dao động khoảng 55.000 đồng/kg, mỗi kg nhân rang xay được hoảng 0,7 kg cà phê bột. Song, các hãng chỉ giao mỗi kg cà phê bột với giá 55.000 – 60.000 đồng. Nếu tính cả chi phí nhân công, nhãn mác, bao bì vận chuyển… thì họ cạp đất mà ăn à?”. Theo PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức, Giảng viên chính bộ môn dược Đại học Y dược TP.HCM cho hay, các chất như CNC nếu là loại được sử dụng trong công nghiệp mà cho vào đồ uống sẽ gây ung thư, caramen được sản xuất từ đốt cháy đường cũng phát sinh những chất độc hại gây ung thư. Bên cạnh đó, những loại đậu nành và bắp khi bị rang cháy đen cũng không còn giá trị dinh dưỡng gì cả. Riêng về việc kiểm soát các loại hóa chất này trên thị trường, ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, rất khó để dẹp những sạp kinh doanh này. Hiện TP đang thực hiện việc rà soát lại tiểu thương và các đơn vị kinh doanh để điều chỉnh loại hóa chất, chứng nhận VSATTP. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, quản lý hàng hóa và xử phạt các cơ sở sản xuất thực phẩm có sử dụng hóa chất quá liều lượng, hóa chất độc hại. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những giải pháp tạm thời chứ chưa giải quyết được gốc rễ vấn đề.  
Theo Infone

Cách pha chế Cafe ở TP.HCM

Thời trước các nhà sản xuất cà phê cho khoảng 10% bắp rang để lấy độ keo, 90% còn lại là cà phê thứ thiệt. Nay tỷ lệ cà phê chỉ còn... 10%, phần còn lại là đậu nành cháy và bột bắp được tẩm với hàng loạt hóa chất, hương liệu độc hại. Sự thật của ly cà phê! Thói quen của rất nhiều người dân là sáng sáng hớp một ngụm cà phê, hẹn hò bạn bè cũng cà phê, khi căng thẳng hay buồn ngủ cũng tìm đến cà phê. Rất nhiều người vốn chỉ uống theo thói quen mà không hề biết rằng thứ cà phê đó thực chất chỉ là hỗn hợp gồm bột bắp, đậu nành rang cháy và hương liệu hóa chất độc hại. Trên thị trường hiện nay, giá bán của cà phê nhân dao động từ 50-55.000 đồng/kg. Với 1 kg nhân cà phê chỉ pha chế được 0,7 kg cà phê bột. Giá cà phê cao như thế nhưng nhiều hãng cà phê chào hàng với giá cũng chỉ 55 - 60.000 đồng/kg cà phê bột. Nếu tính cả chi phí nhân công, nhãn mác, bao bì, tiếp thị, vận chuyển… thì chắc hẳn các hãng cà phê này sẽ lỗ to. Vậy họ kinh doanh kiểu gì?
Bắp, đậu nành được rang cháy đen, dùng làm nguyên liệu chính trong sản xuất “cà phê”
Hiện nay, khó thống kê được có bao nhiêu đơn vị sản xuất cà phê bột, chỉ biết rằng lượng cà phê và lượng người uống mỗi ngày là rất lớn. Thế nhưng, có một lượng không nhỏ cà phê đang được chế biến bằng… bắp và đậu nành. Sẽ là vô hại nếu những thứ đó được chế biến bình thường, nhưng đằng này chúng được sấy cháy đen thành… than rồi mới tẩm ướp, sau đó đóng gói và tung ra thị trường. Sau rất nhiều lần tìm hiểu, cuối cùng chúng tôi được một người có tiếng trong nghề pha chế cà phê “bật mí” công thức chế cà phê rởm. Càng rùng mình hơn khi tận mắt chứng kiến các lò chế biến cà phê dơ bẩn và truy tìm được nguồn cung ứng của các loại hóa chất độc hại làm hương liệu trong pha chế cà phê. Rùng mình “công nghệ” pha chế Đồng Nai được xem là nơi có nhiều cơ sở sản xuất, chế biến cà phê, cung cấp không chỉ cho khu vực Đông Nam Bộ mà ở nhiều địa phương khác trong cả nước; thậm chí tràn sang cả thị trường Campuchia. Những cái tên như cà phê X.L, H.K, Đ.N, T.Đ… không thương hiệu nhưng lại len lỏi vào rất nhiều quán lớn, nhỏ. Qua giới thiệu, chúng tôi được tiếp cận với ông Nguyễn T.C. (ngụ ở phường Tân Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai). Ông là tay pha chế cà phê có kỹ thuật bậc nhất ở vùng này. Rất nhiều ông chủ ở Đồng Nai, TPHCM mời ông về pha chế. Ban đầu ông nhận lời nhưng sau này phát hiện các ông chủ chỉ vì chạy theo lợi nhuận mà đánh mất bản sắc cà phê nên ông không hợp tác nữa. Ông C. cho biết, những năm 80, các nhà rang xay cà phê cho khoảng 10% bắp rang để lấy độ keo cho cà phê, còn lại là cà phê thứ thiệt. Rồi trong quá trình chế biến, không biết ai đã “phát minh” ra đậu nành có thể thay thế cà phê! Càng ngày tỷ lệ thay thế này càng nhiều vì lợi nhuận của các nhà sản xuất và các chủ quán cà phê. Các chủ quán hẳn cũng biết tất cả, nhưng vì lợi nhuận, họ mua cà phê với giá càng rẻ càng tốt, khiến người sản xuất không cách nào khác là phải hạ giá tối đa. Và tất nhiên, đi kèm là phải hạ chất lượng.
Bắp sấy cháy này được xay thành bột trước khi tẩm hóa chất, hương liệu
Đem 2 ly cà phê ra, ông C. cho biết trong 2 ly này, 1 ly cà phê “xịn” và 1 ly đã pha chế tạp chất. Bằng kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chỉ cần hớp một ngụm ông C. biết ngay ly bên phải là cà phê thứ thiệt, còn ly bên trái là cà phê “dỏm”. Sau đó ông “biểu diễn” cách pha chế ly cà phê “dỏm” với hương vị, màu sắc… y chang như gói cà phê mà mấy nhân viên chào hàng đem đến. Tiếp tục, ông C. mang ra một ít bột bắp, bột đậu nành cháy cùng đủ các loại hóa chất, hương liệu. Ông C. bảo, tùy theo sở thích của mỗi người mà mình có thể phân chia tỷ lệ cà phê - đậu nành - bắp - hàm lượng hóa chất, phụ gia một cách linh hoạt. Ai muốn đắng thì thêm đậu nành cháy, muốn nhiều bọt thì thêm xút, thơm thì “đôn” hương liệu… Cân đo, đong đếm vài phút, ông C. đã có một hỗn hợp gọi là cà phê không khác gì gói cà phê mà nhân viên chào bán mang đến quán của ông. Theo ông C., người Việt mình có thói quen thích uống một ly cà phê phải đậm, đắng, sánh, bọt, thơm và... rẻ tiền. Vì vậy, các chủ quán mua sản phẩm cà phê theo tiêu chí này. Ông C. cho biết, có cả hàng chục loại hóa chất, hương liệu để làm cà phê “dỏm”. Theo đó, để có màu đậm thì người sản xuất phải bỏ màu caramel, muối, đậu nành; vị đắng thì phải có đậu nành rang cháy, đường thắng tới cháy, thuốc tây có gốc quinin; sánh thì tinh bột, chất tạo đặc như CMC; bọt thì tất nhiên là chất tạo bọt công nghiệp; mùi thơm thì phải cho rất nhiều hương liệu… tinh sữa, tinh ca cao, tinh cà phê, bơ công nghiệp, đường hoá học, bột vani… Những hóa chất hương liệu này hiển nhiên đều là chất tạo màu, tạo mùi công nghiệp, nguy cơ gây hại cao.
Hỗn hợp bột bắp, đậu nành và hương liệu tạo thành “cà phê”
Nếu tính cả nhân công sấy, xay, đóng gói, bao bì nhãn mác… thì giá một kg cà phê bột cũng đã lên đến hơn 100.000 đồng. Nhưng trên thị trường hiện nay, đa phần các điểm bỏ sỉ cà phê đều với giá từ 50-60.000 đồng/kg. Ông C khẳng định: “Với giá như vậy thì chỉ có bột bắp và đậu nành chứ cà phê gì mà rẻ đến vậy”. Cơ sở để ông C. nói “chắc như đinh đóng cột” là bởi theo tính toán của ông, hiện giá đậu nành 13.000 đồng/kg và bắp 9.000 đồng/kg. Như vậy, hỗn hợp bột bắp, đậu nành, hương liệu, có thể có thêm chút cà phê nguyên chất mà bán đến 50-60.000 đồng/kg thì các cơ sở sản xuất cà phê kiểu này đã lời gấp 2, 3 lần rồi. Các cơ sở sản xuất cà phê “dỏm” đã đánh vào tâm lý các quán cà phê là chuộng hàng rẻ để thu lời nhiều. Mặt khác, do người tiêu dùng đã uống rất lâu “cái gọi là cà phê” nên họ không còn nhớ vị cà phê nguyên thủy nữa, nên có một thực tế là những người không tinh miệng sẽ... chê sản phẩm cà phê nguyên chất. Điều này làm đau đầu những nhà sản xuất có lương tâm! “Vì vậy, để hạn chế tác hại của “cà phê bẩn”, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng thì ngoài sự ra tay của các cơ quan chức năng còn cần sự góp sức của chính người tiêu dùng. Và cần lắm những nhà sản xuất có đạo đức, lương tâm” - ông C. thở dài kết luận.Những hóa chất “biến” bắp, đậu thành... cà phê. Lần theo những “đầu nậu” cung cấp hàng sỉ cho các lò sản xuất cà phê bẩn, chúng tôi phát hiện nguồn của loại hóa chất dùng trong pha chế cà phê chủ yếu là từ Trung Quốc, tập kết tại “chợ hóa chất” Kim Biên, SG.
Bột bắp + đậu nành cháy + hương liệu = cà phê Ông Nguyễn T.C (Biên Hòa, Đồng Nai) khẳng định rằng toàn bộ hoá chất chế cà phê bẩn đều có nguồn gốc Trung Quốc. Bằng nhiều con đường khác nhau, những loại hóa chất này được tập trung về chợ Kim Biên (phường 13, quận 5, SG). Đa phần những người chế biến cà phê “không lương tâm” đều đến chợ này để mua hóa chất, hương liệu. Nếu mua với số lượng lớn, thường xuyên, chủ lò cà phê sẽ được các “đầu nậu” giao hàng tận nơi.
Tinh ca cao cho vào bột cà phê để tạo mùi
Từ Đồng Nai, chúng tôi ngược về SG để đến với nơi bán loại hóa chất mà những chủ lò thường rỉ tai nhau là “nếu không có những thứ chất đó thì không bao giờ bột bắp, bột đậu nành có thể “biến” thành cà phê được”. Từ đầu cổng chợ, các ki-ốt chuyên bán hóa chất, hương liệu đủ loại mọc san sát nhau. Còn nhớ vào tháng 11/2009, khi thực hiện bài viết “Hãi hùng mục kích lò bún”, phóng viên Dân trí đã từng đến chợ này để tìm hiểu nguồn gốc và tác hại của loại hóa chất tẩy trắng bún có tên Tinopal. Đến nay, trở lại chợ sau gần 2 năm, chợ vẫn hoạt động buôn bán sầm uất, các loại hóa chất có phần đa dạng hơn. Vừa bước vào cổng chợ, chưa cần hỏi, chúng tôi đã được những người bán hàng chào mời, quảng cáo với mức độ đeo bám quyết liệt. Đa phần người vào đây là đi mua hóa chất, phụ gia, hương liệu… với nhiều mục đích khác nhau nhưng chắc chắn chủ yếu để phục vụ cho việc kinh doanh không chân chính. Các cửa hàng, ki-ốt bày bán la liệt những loại hóa chất, hương liệu với đủ loại nhãn mác, thương hiệu. Thấy chúng tôi đứng tần ngần trước cửa ki-ốt Đức T., bà chủ hàng chạy ra đon đả chào mời. Chúng tôi ngắm nghía một hồi lâu để tìm tên các loại hóa chất giữa “mê hồn trận” hóa chất của ki ốt. Bà chủ tỏ vẻ không hài lòng, quát: “Làm gì mà nhìn dữ vậy. Có phải công an, quản lý thị trường thì nói tiếng nghen. Đừng có hù à…”. Khi nghe chúng tôi giới thiệu là 2 khách “dưới tỉnh” lên Sài Gòn mua hóa chất về mở lò sản xuất cà phê, bà chủ dịu giọng, bắt đầu tư vấn cách chế biến cà phê bằng bột bắp, đậu nành… mà bà học được từ những khách hàng hay mua phụ gia tại đây. Bà Thảo nói ai muốn sản xuất cà phê theo công thức “không cà hoặc ít cà” đều phải mua các loại hóa chất có tên: CNC, caramen, tinh sữa, tinh ca cao, tinh cà phê, bơ công nghiệp, đường hoá học, bột vani
Caramen tạo mùi, màu và vị đắng tự nhiên
Tôi hỏi: “Chi nhiều dữ vậy?”. Bà Thảo cười, nhanh nhảu giải thích: “Chất CNC làm keo cà phê. Đảm bảo khi anh cho chất này vào là cà phê khi pha sẽ có chất kết dính sền sệt nhìn rất bắt mắt. Caramen thì tạo mùi vị. Anh muốn đắng kiểu nào cũng được, mùi nào cũng có. Còn chất tạo bột trắng này thì chỉ cần cho một chút là ly cà phê đầy tràn bọt khi khuấy nhẹ rồi…”. Giá các loại hóa chất này cũng không “mềm” chút nào. Trên mỗi loại đều có ghi bảng giá rất cụ thể. Chất CNC, caramen có giá dao động từ 250.000-300.000 đồng/lít. Tinh sữa 120.000đ/kg, tinh ca cao giá 350.000đ/kg, bơ (mỡ) công nghiệp của Trung Quốc có giá chỉ 50-60.000đ/kg… Hỏi có loại nào của Việt Nam không, bà Thảo chỉ ngay về phía góc trong nhà: “Đấy. Mỡ động vật. Mỡ cừu đấy. Nhưng giá 270.000 đồng/kg. Loại mỡ này dùng sấy cà phê thì tốt lắm nhưng có ai mua loại này đâu. Lỗ chết…”. Bình quân các cửa hàng này sẽ bán rẻ hơn 10.000-30.000 đồng cho mỗi loại hóa chất nếu khách mua sỉ, số lượng nhiều. Thường thì giá bán của các sạp bên ngoài cổng “mềm” hơn một chút so với các quầy bên trong chợ.
Tinh sữa cà phê
Để “níu khách”, bà Thảo còn nhiệt tình hướng dẫn chúng tôi cách sử dụng các loại hóa chất này sao cho phù hợp. “Anh mới mở lò, chắc chưa có kinh nghiệm lắm đâu… Sau khi bắp và đậu nành được xay nhuyễn, anh cho chút tinh sữa này vào thì bột trở lên bóng mịn, thơm và ngậy lắm. Muốn cà phê có mùi thơm phức như loại thượng hạng thì cho thêm tinh ca cao này vào. Khi pha chế, anh cho thêm ít đường hóa học vào thì đảm bảo dù bột bắp, đậu nành cháy đen, đắng cỡ nào nhưng khi cho vào sẽ giúp cho bột có vị ngọt, đắng tự nhiên. Để cà phê thêm đậm thì pha chút rượu Rum vào thì bột bắp cũng thành cà phê số một”.
Mỡ công nghiệp xuất xứ Trung Quốc để tạo độ béo ngậy cho cà phê
Ngoài việc bán hóa chất, nhiều cửa hàng ở chợ Kim Biên còn bán loại bao bì mẫu dùng để đựng cà phê. Nhiều nhất là khu vực đường Trang Tử (phường 14, quận 5). Ở đây thiết kế sẵn cả chục loại bao bì cực kỳ bắt mắt, rất đẹp với đủ trọng lượng khác nhau. Hầu hết cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ thường đến đây để lấy hàng. Giá bao bì mẫu khoảng 140.000 đồng/kg. Thông thường, các cửa hàng này chỉ nhận làm mẫu với số lượng từ 5kg bao trở lên. Mua bao xong chủ nhân muốn in tên gì lên trên cũng được, chỉ cần đem đến tiệm, chớp nhoáng là xong… Mang mớ hóa chất, hương liệu pha chế cà phê bẩn về mà lòng chúng tôi không thôi cảm giác hoang mang. Tôi chợt nhớ câu nói của người pha chế cà phê có tâm là ông Nguyễn T.C: “Nông dân trồng cà phê thì ít người giàu, nhưng các công ty cà phê lớn nhỏ đều giàu cả!”.
Chiều 31/5, trao đổi với Dân trí qua điên thoại, GS.TS Nguyễn Công Khẩn - Cục trưởng Cục vệ sinh An toàn thực phẩm - Bộ Y tế - cho biết hiện nay có quá nhiều loại hóa chất không thể nhớ hết tên và công dụng. Việc các cơ sở sản xuất thực phẩm, thức uống như cà phê chẳng hạn lạm dụng hóa chất là không cần thiết. Trong công nghệ chế biến thực phẩm, có nhiều công nghệ và công nghệ phát triển, cải tiến từng ngày. Tuy nhiên, có 2 nguyên tắc chung, “bất di bất dịch” trong chế biến thực phẩm, thức uống phải tuân thủ là: tất cả các chất cho vào như tạo màu, tạo bọt, tạo thơm… phải được sự cho phép của Bộ y tế. Chất nào không được phép thì tuyệt đối không được cho vào. Tất cả sản phẩm đều phải công bố hàm lượng, tiêu chuẩn sản phẩm trên nhãn mác, bao bì. Một chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm cho biết, chất caramen, nếu được sản xuất từ đốt cháy đường thì cũng phát sinh những chất độc hại gây ung thư như các loại thực phẩm bị đốt cháy khác. Chất CNC, nếu là loại được sử dụng trong công nghiệp, có khả năng gây ung thư vì chứa nhiều tạp chất độc hại. Ngay cả loại dùng trong thực phẩm, nếu dùng quá liều cũng độc hại. Đối với các loại bắp, đậu nành, khi bị rang cháy đen thì không còn giá trị dinh dưỡng; đồng thời chúng sẽ sinh ra ít nhất 20 loại chất độc hại, trong đó có các chất: heterocyclic amines, acrylamide, HCAs... là những chất gây ung thư cho người sử dụng.
(Theo Dân trí)

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

7 loại vỏ trái cây rất tốt cho cơ thể

Khi ăn một số loại hoa quả, bạn thường do dự có nên gọt vỏ không? Thực tế có một số vỏ quả nếu bỏ đi sẽ rất lãng phí.
 
 
Vỏ trai APPLE / TAO chống oxy hóa
 
Vỏ táo có hàm lượng chất xơ phong phú, hỗ trợ tiêu hóa.
 
Gần một nửa Vitamin C trong quả táo là nằm ở vỏ táo. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy, chất chống oxy hóa trong vỏ táo nhiều hơn thịt táo, thậm chí còn nhiều hơn so với một số loại trái cây khác. Đã có nhiều nhà sản xuất lấy vỏ táo để làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng.
 
 
 
Vỏ trai PEAR / lê giúp sạch tim và phổi
 
Vỏ lê là một trong những loại thuốc giúp sạch tim, phổi, giảm nóng được dùng trong Đông y.
 
Vỏ lê rửa sạch thái nhỏ, cho thêm chút đường tinh có thể trị được viêm họng. Khi làm món sa-lát dưa chuột, cho thêm ít vỏ lê sẽ khiến món dưa giòn hơn và thơm ngon hơn.
 
 
 
Vỏ trai nho / GRAPES giảm mỡ trong máu
 
Vỏ nho có chứa nhiều chất resveratrol hơn thịt và hạt nho, có thể giảm mỡ trong máu, chống huyết khối, chống bệnh về động mạch, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt là chất flavonoids trong vỏ nho tím, có công hiệu giảm huyết áp. Vỏ nho còn chứa nhiều vitamin, sắt…
 
Hiện đã có những nghiên cứu ứng dụng vỏ nho trong chế biến thực phẩm, dùng để điều trị lượng cholesterol quá cao, tiểu đường…
 
 
 
Vỏ quýt / TANGERINE trị đầy bụng, ho đờm


 
Vỏ quýt chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, carotene, protein…, có thể tạo ra nhiều hương vị thơm ngon. Vỏ quýt có vị thơm, còn có thể điều trị chứng đầy bụng, ho, đờm. Khi nấu nước dùng có thể cho vài lát vỏ quýt để tăng thêm mùi vị và bớt béo.
 
 
 
Vỏ dưa hấu / WATERMELON xanh giảm nhiệt cơ thể


 
Vỏ dưa hấu có chứa lượng đường, chất khoáng, vitamin phong phú, có tác dụng giải nhiệt, hạ nóng bài trừ mệt mỏi, giảm huyết áp rất tốt. Có thể làm món nộm, nấu canh.
 
 
 
Vỏ dưa leo / cucumber  lợi tiểu giảm sưng phù
 
Vỏ dưa leo rất giàu vitamin và khoáng chất. Nó có tác dụng lợi tiểu, giảm sưng phù, tốt cho cả người bị tiểu đường. Vì vậy khi làm món dưa gang nên để cả vỏ.
 
Dưa vàng bài độc

 
Vỏ dưa vàng khá đắng nhưng chính chất đắng này giúp hấp thụ vitamin C dễ dàng hơn và giúp bài độc cơ thể. Ngoài ra, vỏ dưa vàng còn có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm.
 
Vỏ dưa hấu, vỏ dưa vàng, vỏ dưa gang sau khi luộc lên làm món nộm dưa kết hợp 3 trong 1 có tác dụng giảm béo rất tốt.
 
 
 
Vỏ cà chua / TOMATO chống ung thư

 
Chất lycopene trong vỏ cà chua có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể phòng ngăn ngừa bệnh tim mạch, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng chống ung thư. Ngoài ra, vỏ cà chua còn trợ giúp bảo vệ sức khỏe rất tốt. Do vậy, nên ăn nhiều vỏ cà chua hơn bạn nhé...

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Nước ép mãng cầu xiêm

TÀI LIỆU HỮU ÍCH !!


Hãy giúp truyền thông tin này, vì nó có thể cứu sống hàng triệu bệnh nhân ung thư, giúp họ tiết kiệm tiền bạc và thời gian điều trị bệnh.

"Nước ép mãng cầu xiêm (Graviola) có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư cao hơn 1000 lần so với liệu pháp hóa trị."

Kết quả nghiên cứu về loại quả này được đăng trên tờ Journal of Natural Products do một trường Ðại học ở Hàn Quốc thực hiện. Nhưng tại ...sao đến bây giờ chúng ta mới biết điều này? Các tập đoàn lớn bỏ ra mấy chục năm nghiên cứu là vì họ muốn tổng hợp nó thành thuốc để thu lợi nhuận...

Những nghiên cứu về nước ép từ quả mãng cầu xiêm cho thấy đây là công cụ chữa ung thư an toàn, hiệu quả và có sẵn. Nó cũng bảo vệ hệ thống miễn dịch, tránh được một số bệnh truyền nhiễm. Ngoài việc chống ung thư, nước ép mãng cầu xiêm còn là tác nhân chống vi khuẩn, nhiễm nấm, chống ký sinh trùng đường ruột và giun sán, hạ thấp huyết áp, chống trầm cảm và những rối loạn tinh thần. Những phần khác của cây cũng rất hữu dụng. 

Một nghiên cứu gần đây về nước ép từ quả mãng cầu xiêm cho thấy: Loại nước ép này là 1 liệu pháp chữa ung thư an toàn và hiệu quả, hoàn toàn từ thiên nhiên nên không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc. Bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn, tránh được một số bệnh truyền nhiễm. Giúp bạn thấy mạnh khỏe hơn trong quá trình chữa ung thư hay các bệnh khác. Tăng năng lượng và giúp bạn thấy lạc quan hơn. Thông tin này có làm bạn ngạc nhiên không? Nó đến từ một công ty dược lớn nhất nước Mỹ, và trái mãng cầu xiêm đã là mục tiêu nghiên cứu của hơn 20 phòng thí nghiệm khoa học từ những năm 1970.

May mắn, có một nhà khoa học bị lương tâm cắn rứt đã làm lộ câu chuyện về “trái cây phép lạ” cho những người có trọng trách trong y tế Mỹ. Khi viện Khoa học Y tế Mỹ nghe tin này, nó bắt đầu truy tìm những công trình nghiên cứu chống ung thư liên quan đến cây Graviola lấy từ khu rùng mưa Amazon của Brazil.

Năm 1976, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ tiến hành cuộc nghiên cứu đầu tiên về loại cây này và kết quả cho thấy, lá và thân của Graviola tiêu diệt hữu hiệu các tế bào ác tính. Nhưng nghiên cứu vẫn chỉ được lưu hành nội bộ chứ không công bố ra ngoài. Sau đó 20 nghiên cứu độc lập khác của các công ty dược hay viện nghiên cứu ung thư do chính quyền tài trợ đều cho thấy khả năng trị ung thư của Graviola.
Tuy nhiên, vẫn không có ca thử nghiệm nào được tiến hành chính thức tại các bệnh viện. Chỉ đến khi nghiên cứu của Đại học Cơ đốc giáo Hàn Quốc đăng trên tạp san Journal of Natural Products khẳng định một hoá chất trong Graviola đã tiêu diệt các tế nào ung thư ruột nhanh gấp 10.000 lần hoá chất Adriamycin thường dùng trong hoá trị ung thư người ta mới vỡ lẽ. không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc. Điều quan trọng là không như các hoá chất điều trị ung thư khác, Graviola và nước ép mãng cầu xiêm không hề làm hại gì cho các tế bào khỏe mạnh và không có tác dụng phụ. Người bệnh thấy mạnh khỏe hơn trong quá trình chữa ung thư và các bệnh khác; năng lượng được tăng cường và sống lạc quan hơn.

Một nghiên cứu tại Đại học Purdue University sau đó cũng phát hiện ra lá mãng cầu xiêm có khả năng giết các tế bào ác tính của nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và tuyến tụy. 7 năm im lặng bị phá vỡ. Sự thật được phô bày. Hiện mãng cầu xiêm do thổ dân Brazil trồng hoặc sản phẩm bào chế từ nó đã có mặt nhiều ở Mỹ như một công cụ điều trị và ngăn ngừa ung thư. Một báo cáo đặc biệt có tên Beyond Chemotherapy: New Cancer Killers, Safe as Mother's Milk, do Viện Khoa học Y tế Mỹ công bố về Graviola đã xem loại cây này là “công cụ cách mạng hoá” chống ung thư.
 
Vì vậy, nếu nhà bạn có vườn rộng và thổ nhưỡng thích hợp, bạn nên trồng một cây mãng cầu xiêm trong sân. Nó sẽ có ích rất nhiều cho bạn và gia đình bạn.
 
Đã có bao nhiêu người thiệt mạng oan uổng khi công cụ chống ung thư hiệu quả này bị các công ty dược che giấu? Bây giờ bạn đã biết điều này thì hãy nói với những người bị ung thư mà bạn biết, và uống loại nước ép này để bảo vệ chính bạn!
 
Đừng quên bấm share nếu bạn thấy thông tin trên hữu ích :)
 
trích Bản dịch của Thảo Vy và Lương Thái Sỹ “SOUR SOP TREATS CANCER” See More

Nên uống hai ly sữa mỗi ngày


Trong phần ăn của mọi người, các nhà dinh dưỡng và y học  đều khuyên nên bao gồm sữa, vì đây là thực phẩm có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể.
Sữa là một chất lỏng mầu trắng đục chẩy ra từ tuyến vú  của phụ nữ hoặc một số động vật giống cái để nuôi con.
Về ẩm thực, khi nói đến sữa thường là nói tới “sữa bò” vì loại sữa này rất thông dụng và chiếm hầu hết thị trường sữa. Ngoài ra còn sữa trâu nước, sữa cừu, sữa lừa, sữa dê...
Sữa được dùng theo nhiều cách và có thể phối hợp với các thực phẩm khác.Ta có thể nấu thịt, rau, đậu với sữa; làm nước xốt khi nấu chung với thịt, trứng, rau hoặc dùng như món điểm tâm mỗi buổi sáng với ngũ cốc chế biến khô (cereals).
Bài dưới đây trình bầy một số kiến thức thông thường về sữa bò.
Sữa bò là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng cho con người nên bò cái đã được mệnh danh là “Mẹ Nuôi của Loài Người” (The Foster Mother of Human Race). Suốt thời gian dài gần 300 ngày sau khi sanh con, bò liên tục tiết ra nguồn sữa bổ dưỡng, nhưng không phải chỉ để nuôi con mà phần lớn lại đi vào dạ dầy con người.
Các loại sữa bò
Trên thị trường, có nhiều dạng sữa bò khác nhau mà ta có thể lựa chọn tùy theo nhu cầu.
1- Sữa tươi lỏng.
Có nhiều loại sữa khác nhau nhưng theo tiêu chuẩn chung thì mỗi lít sữa đều có 36g chất đạm, 600mcg sinh tố A, 10mcg sinh tố D. Khác biệt nhau ở các loại sữa là ở số lượng chất béo.
a- Sữa nguyên dạng không pha chế, đã được khử trùng, có khoảng 3.25% chất béo.
b- Sữa ít béo là dạng sữa đã được loại bỏ bớt một phần chất béo, nhưng vẫn còn khoảng từ 0.5% đến 2% chất béo.
c- Sữa không béo chỉ còn dưới 0.5% chất béo.
đ- Sữa không đường.
Lactose là loại đường có tự nhiên trong sữa và cần chất xúc tác lactase để được tiêu hóa. Nhiều người, đặc biệt là dân Á Đông,  không có chất lactase, nên khi uống sữa thường bị tiêu chẩy, đầy hơi, đau bụng. Đó là tình trạng “không dung nạp” (intolerence) với sữa, thường xuất hiện vào tuổi lên năm. Muốn tránh tình trạng này, người ta thêm men lactase vào sữa để phân hóa lactose.
Sữa mà 99% lactose được phân hóa gọi là “sữa không đường” (lactose free); phân hóa hết 70% thì gọi là “sữa giảm đường” (lactose reduced).
e- Sữa thô (raw milk). Đây là dạng sữa tự nhiên vừa được vắt từ bò cái, không qua bất kỳ sự chế biến, nào kể cá việc tiệt trùng. Nhiều người cho rằng loại sữa nguyên chất tự nhiên này có nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, thực tế là các điều kiện vắt sữa, cất giữ và chuyên trở không bảo đảm vô trùng nên sữa có nguy cơ gây bệnh nhiễm cho người tiêu thụ. Do đó sữa thô có thể không tốt cho sức khỏe nhất là đối với người cao tuổi, trẻ em và những người suy yếu tính miễn dịch.
g- Sữa hữu cơ (Organic milk) . Sữa từ bò được nuôi bằng thực phẩm tự nhiên không dùng đến thuốc trừ sậu, phân bón hóa học, thuốc kháng sinh và thuốc tăng trưởng. Sữa này đắt hơn sữa thường rất nhiều.
2- Sữa bột
Sữa bột không chất béo rẻ hơn sữa dạng lỏng, có cùng số lượng dinh dưỡng, dễ cất giữ nên có thể để lâu, chuyên trở đi xa mà không hư. Sữa bột rất thuận tiện cho việc nấu nướng.
Sữa có ít chất béo và năng lượng và thường được bổ sung sinh tố A, D.
3- Sữa đặc có đường.
Sữa đã được làm đặc bằng các phương thức như cho bay hơi, hâm nóng... để giảm đi tới 60% nước, sau đó bổ sung sinh tố D, đường sucrose rồi đóng hộp. Sữa đặc có cùng giá trị dinh dưỡng như sữa tươi.
4- Sữa mô phỏng
Ðược coi là mô phỏng (imitation) khi sữa không có đủ các chất dinh dưỡng như sữa tự nhiên.
Khi có đủ chất dinh dưỡng thì được gọi là sữa thay thế (substituted), hay giả sữa (simulated).
Giả sữa thường được làm bằng chất béo thực vật (dầu dừa), chất đạm của đậu nành, hòa trong nước với vài chất gây hương vị. Giả sữa rẻ hơn và được dùng trong việc nấu thức ăn.
5- Sữa có ga
Ngày nay, để cạnh tranh với nước giải khát có ga, nhà sản xuất sữa cũng đưa ra thị trường các loại sữa có ga ( carbonated milk). Sữa này được tăng cường hương vị hấp dẫn của trái cây như dừa, táo, lê, dâu ...để lôi kéo người tiêu thụ dùng sữa thay cho nước ngọt. Số trẻ em dùng nước ngọt có hơi rồi bị mập phì, ngày một gia tăng và là mối lo ngại của các bậc cha mẹ cũng như các nhà dinh dưỡng. Sữa có hơi hy vọng giúp giải quyết được vấn nạn này.
Giá trị dinh dưỡng.
Sữa bò có vị nhạt, hơi ngọt và mặn vì có đường lactose và muối chlor. Sữa được xem như một trong số các thực phẩm căn bản là carbohydrat, rau, trái cây, thịt các loại, sữa và các sản phẩm từ sữa.
Sau đây là thành phần cấu tạo của sữa:
a- Sữa có 87% nước, 3.9% chất béo, 4.9% đường lactose, 3.5 chất đạm, 0.7% khoáng chất và sinh tố.
b- Sữa là nguồn cung cấp calci rất quan trọng cho cơ thể. Calci cần cho sự duy trì các hoạt động căn bản của cơ thể, phòng ngừa nguy cơ loãng xương, giảm cao huyết áp và ngăn ngừa ung thư đại tràng.
c- Sữa có một ít sinh tố B, iod và đồng, rất ít sắt.
d- Tương tự như thịt động vật, cá và trứng, sữa là nguồn chất đạm rất phong phú với đầy đủ các amino acid căn bản mà cơ thể cần.
Nguồn đạm chính của sữa là chất casein và whey.
Casein là chất đạm đặc biệt chỉ có trong sữa, chiếm 82% tổng số đạm có trong sữa bò.
Whey là chất lỏng còn lại của sữa sau khi sữa đông đặc và gồm có lactoalbumin và lactoglobulin.
đ- Một nửa số năng lương do sữa cung cấp là từ chất béo bão hòa, nhẹ hơn nước nên nổi lên mặt và có thể được hớt ra.
Sữa thuần nhất (homogenized milk) là sữa mà chất béo đã được đánh thành những phần tử nhỏ để hòa lẫn với với chất lỏng thay vì nổi lên trên mặt. Sữa này thường có mầu trắng, vị dịu và nhuyễn mịn.
Chất béo trong sữa là đề tài của nhiều thảo luận nghiên cứu vì một số lý do.
Trước hết là về giá thành, sữa ít hoặc nhiều chất béo có giá tiền khác nhau.
Thứ đến, về phạm vi dinh dưỡng thì sữa chuyên trở một số sinh tố hòa tan trong chất béo của sữa mà cơ thể rất cần.
Và cuối cùng, chất béo cùng với vài hóa chất là yếu tố làm cho sữa có hương vị riêng biệt.
Một ly sữa 240ml có khoảng 8g chất đạm, 9g chất béo, 35mg cholesterol, 150mcg sinh tố A, và 290mg calci.
Trong sữa ít béo thì trong ly sữa này chỉ có 3g chất béo, 19mg cholesterol, và lượng sinh tố A mất đi một nửa.
Nếu là sữa không béo thì chỉ còn 0,50g chất béo và 4,5mg cholesterol.
g- Lactose là dạng đường chính trong sữa bò và sữa các động vật có vú khác. Ngoài ra, sữa còn một ít đường glucose, galactose.
Lactose có vai trò quan trọng trong việc chế biến một số món ăn có sữa như kem, sữa đặc có đường, sữa bột không béo, đặc biệt là sự chuyển nâu ( browning, caramelization) sữa khi nấu nướng.
Giá trị của sữa đã được các nhà dinh dưỡng chứng minh và khuyến khích nên dùng sữa trong chế độ ăn uống hàng ngày cho mọi lứa tuổi. Chương trình dinh dưỡng trẻ sơ sinh và các bữa ăn trưa của hầu hết học sinh đều có sữa.
Các nhà dinh dưỡng khuyến khích việc uống từ hai tới ba ly sữa mỗi ngày. Trẻ em đang tuổi phát triển cần uống nhiều hơn, từ 4 đến 5 ly mỗi ngày.
Những người lớn được khuyên dùng sữa ít chất béo, còn thiếu niên thì dùng sữa còn nguyên chất béo, vì các em cần chất béo cho sự tăng trưởng.
Vấn đề an toàn của sữa
Phẩm chất của sữa tùy thuộc vào một số yếu tố như :
- Tình trạng hóa chất, sinh học và cách cất giữ sữa.
- Loại bò, tuổi tác và sức khỏe của bò.
- Thực phẩm nuôi bò.
- Thời tiết, nhiệt độ nơi nuôi bò.
- Thời gian bò tiết sữa.
Vì ở trạng thái nước và có nhiều chất dinh dưỡng nên sữa là một trong những thực phẩm dễ hư hỏng nhất. Hơn nữa sữa là sản phẩm lấy ra từ bò nên rất dễ nhiễm nhiều loại vi sinh vật có hại. Vì vậy, trước khi đưa ra thị trường, sữa rất cần được  kiểm soát kỹ về các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm.
Bò được vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy sau khi sanh con, liên tục trong khoảng 300 ngày.
Sữa được chứa trong thùng lớn ở nhiệt độ thấp (khoảng 5ºC) để ngăn sự tăng trưởng của các vi sinh vật lẫn vào, rồi được kiểm nghiệm về thành phần hóa học, vi khuẩn. Sau đó, sữa được đưa vào máy để làm cho thuần nhất (homogenization), trộn đều mỡ và kem với nhau.
Giai đoạn kế tiếp là khử trùng với nhiệt độ và thời gian thích hợp.
Sữa được hâm nóng bằng phương pháp Pasteur (pasteurisation) để tiêu diệt vi khuẩn, nấm độc, mốc meo và vô hiệu hóa một số diếu tố làm sữa có mùi.
Trước hết, sữa được làm nóng lên đến nhiệt độ 63ºC và giữ ở nhiệt độ này trong 30 phút rồi hạ nhiệt rất nhanh xuống còn 4ºC để tiêu diệt những vi khuẩn sống sót. Đôi khi sữa cũng được nấu ở nhiệt độ cao hơn, từ 138ºC tới 150ºC , nhưng ở nhiệt độ này, một số sinh tố bị phân hủy và chất đạm bị chuyển hóa.
Cuối cùng là bổ sung các sinh tố, khoáng chất và chất đạm trước khi đóng hộp. Các sinh tố được tăng cường là sinh tố A, D và khoáng calci. Sinh tố A hòa tan trong chất béo nên thường mất một phần khi chất béo được loại bỏ. Tăng cường sinh tố D trong sữa giúp chống bệnh còi xương trẻ em (rickets) do thiếu sinh tố này.
Nói chung, việc sản xuất sữa phải luôn luôn tuân theo các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm do các giới chức có thẩm quyền quy định, để đảm bảo không gây ra bất cứ tác hại nào cho người tiêu dùng.
Cất giữ sữa
Sữa là môi trường rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sản và phát triển. Hóa chất do vi khuẩn tạo ra làm thay đổi mùi vị của sữa. Cho nên, việc cất giữ sữa là rất quan trọng để bảo đảm sữa được an toàn và bổ dưỡng.
Sau đây là mấy điều cần lưu ý trong việc sử dụng sữa:
a- Khi mua, nên để ý ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên sản phẩm. Đây là những thông tin mà nhà sản xuất bắt buộc phải ghi rõ, để người tiêu dùng biết được khoảng thời gian mà sữa đó có thể sử dụng một cah an toàn.
b- Sữa tiệt trùng trong quá trình chế biến vẫn có thể bị nhiễm vi khuẩn nếu không cất trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4ºC ngay sau khi mua về. Nên để sữa ở phía trong tủ lạnh hơn là ở ngăn cửa tủ lạnh.
c- Ánh sáng mặt trời, ánh đèn ...khi chiếu vào sữa chỉ trong vòng vài giờ có thể làm mất đi tới 70% sinh tố B2 (riboflavin) và một số sinh tố A. Vì thế, nên giữ sữa trong bình mờ đục, trong hộp giấy cứng thì tốt hơn là bình nhựa hoặc bình thủy tinh trong suốt.
đ- Khi để trong tủ lạnh, nên đựng sữa trong bình kín để khỏi bị lẫn mùi thực phẩm khác. Không đổ sữa dùng còn dư trở lại bình sữa.
e- Sữa tươi uống lạnh là tốt nhất, nhưng vào mùa lạnh mà uống sữa ấm nóng cũng tốt. Sữa nóng nên uống ngay, nếu để lâu thì calci và chất đạm trong sữa đóng màng trên mặt. Nếu vô tình gạt bỏ màng này là bỏ đi phần lớn chất dinh dưỡng của sữa.
g- Sữa bột còn nguyên trong hộp chưa mở nếu cất giữ ở nơi khô và mát trong tủ thực phẩm thì còn an toàn tới vài ba tháng. Khi đã mở ra thì cần được đậy thật kín, tránh hơi ẩm xâm nhập để vi khuẩn không tăng trưởng và để giữ nguyên mùi vị của sữa.
 h- Nhiệt độ đông lạnh thay đổi mùi vị và cấu trúc của sữa bằng cách làm các phần tử đạm tan rữa mà khi rã đá, đạm lại dính với nhau. Sữa sẽ không còn nhuyễn mịn, chất béo bị oxy hóa và sữa có mùi dầu. Tuy giá trị dinh dưỡng của sữa có bị ảnh hưởng đôi chút nhưng sữa vẫn an toàn.
i- Sữa đặc có đường đã được đun nóng để giảm bớt hơi nước nên cũng mất đi một số sinh tố C, B. Hộp sữa chưa khui cần được cất giữ nơi khô, mát, không có ánh sáng. Nếu đã khui ra mà không dùng hết thì đổ vào bình chứa, đậy kín và cất trong tủ lạnh.
k- Khi nấu với thực phẩm khác, nên đun nhỏ lửa để tránh sữa chuyển mầu nâu vì đường lactose bị phân hóa.
Vài hàng về sữa dê.
Sữa dê cũng là thực phẩm rất tốt nhưng chỉ một số người cần kiêng khem hoặc có dị ứng với sữa bò mới dùng.
Sữa dê cũng có các dạng chế biến khác nhau như sữa tươi, sữa chua, pho mát, đóng hộp.
Sữa dê có vị hăng cay mà sữa bò không có nhưng có cùng chất dinh dưỡng và chất béo lại dễ tiêu hơn. Sữa dê thường không được tăng thêm các sinh tố A, D như sữa bò nên người dùng sữa dê cần dùng thêm các sinh tố này.
Một vài công dụng khác của Sữa:
a- Tráng trứng gà: Cứ hai quả trứng cho thêm một thìa cà phê sữa, khuấy đều rồi cho vào chảo rán. Trứng sẽ cuốn mềm mại và ngon ngọt hơn.
b- Làm bánh. Cho một chút sữa vào bột, bánh sẽ có mầu vàng óng ánh.
c- Hầm cá. Đun sôi nước có gia vị, bỏ cá vào, thêm một thìa sữa. Món ăn hết mùi tanh của cá mà cá lại mềm ngon hơn.
đ- Luộc bắp cải hoặc khoai tây: Cho thêm một thìa sữa vào nồi, rau sẽ trắng hơn và ngon hơn.
Kết luận
Sữa là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng phong phú và thích hợp cho mọi lứa tuổi để có một sức khỏe tốt.
Cho nên, uống hai ly sữa mỗi ngày là điều nên làm!
Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức    Texas-Hoa Kỳ