NGUYỄN QUỐC TUẤN - Y Tế

- Blog này viết về sức khỏe cộng đồng

  • Nguyễn Quốc Tuấn - Bạn bè
  • truongvegiadinh1913-1975

Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Hệ thống định vị GPS


Phân loại

Hệ thống định vị toàn cầu của Mỹ là hệ dẫn đường dựa trên một mạng lưới 24  vệ tinh được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đặt trên quỹ đạo không gian.
Các hệ thống dẫn đường truyền thống hoạt động dựa trên các trạm phát tín hiệu vô tuyến điện. Được biết đến nhiều nhất là các hệ thống sau:      
    LORAN – (LOng RAnge Navigation) – hoạt động ở giải tần 90-100 kHz  dùng cho hàng hải, hay
   TACAN – (TACtical Air Navigation) – dùng cho quân đội Mỹ và biến thể với độ chính xác thấp
   VOR/DME – VHF (Omnidirectional Range/Distance Measuring Equipment) – dùng cho hàng không dân dân sự.
Gần như đồng thời với lúc Mỹ phát triển GPS, Liên Xô cũng có một hệ thống tương tự với tên gọi GLONASS.
    Hiện nay Liên minh Châu Âu đang thiết  hệ dẫn đường vệ tinh của mình mang tên Galileo. Trung cộng  thì phát triển hệ thống định vị toàn cầu của mình mang tên Bắc Đẩu bao gồm 35 vệ tinh.
Ban đầu, GPS và GLONASS đều được thiết kế cho mục đích quân sự, nên mặc dù chúng dùng được cho dân sự nhưng không hệ nào đưa ra sự  tồn tại liên tục và độ chính xác. Vì thế chúng không thỏa mãn được những điều kiện  an toàn cho dẫn đường dân sự hàng không và hàng hải, đặc biệt là tại những vùng và tại những thời điểm có hoạt động quân sự của những quốc gia sở hữu các hệ thống đó.
  Chỉ có hệ thống dẫn đường vệ tinh châu Âu Galileo (đang được xây dựng) ngay từ đầu đã đặt mục tiêu đáp ứng các nhu cầu nghiêm ngặt của dẫn đường và định vị dân sự.
GPS ban đầu chỉ dành cho các mục đích quân sự, nhưng từ năm 1980 chính phủ Mỹ cho phép sử dụng trong dân sự. GPS hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, 24 giờ một ngày. Không mất phí thuê bao hoặc mất tiền trả cho việc thiết lập sử dụng GPS nhưng phải tốn tiền  để mua máy thu tín hiệu và phần mềm  hỗ trợ.

Sự hoạt động của GPS

  Các vệ tinh GPS bay vòng quanh Trái Đất hai lần trong một ngày theo một quỹ đạo rất chính xác và phát tín hiệu có thông tin xuống Trái Đất. Các máy thu GPS nhận thông tin này và bằng phép tính lượng giác tính được chính xác vị trí của người dùng. Về  máy thu GPS so sánh thời gian tín hiệu được phát đi từ vệ tinh với thời gian nhận được chúng. Sai lệch về thời gian cho biết máy thu GPS ở cách vệ tinh bao xa. Rồi với nhiều quãng cách đo được tới nhiều vệ tinh máy thu có thể tính được vị trí của người dùng và hiển thị lên bản đồ điện tử của máy.
Máy thu phải nhận được tín hiệu của ít nhất ba vệ tinh để tính ra vị trí hai chiều (kinh độ và vĩ độ) và để theo dõi được chuyển động. Khi nhận được tín hiệu của ít nhất 4 vệ tinh thì máy thu có thể tính được vị trí ba chiều (kinh độ, vĩ độ và độ cao). Một khi vị trí người dùng đã tính được thì máy thu GPS có thể tính các thông tin khác, như tốc độ, hướng chuyển động, bám sát di chuyển, khoảng hành trình, quãng cách tới điểm đến, thời gian Mặt Trời mọc, lặn và nhiều thứ khác nữa.

Độ chính xác của GPS

Các máy thu GPS ngày nay vô cùng  chính xác, nhờ vào thiết kế nhiều kênh hoạt động song song của chúng. Các máy thu 12 kênh song song (của Garmin) nhanh chóng khóa vào các quả vệ tinh khi mới bật lên và chúng duy trì kết nối bền vững, thậm chí trong tán lá rậm rạp hoặc thành phố với các toà nhà cao tầng. Trạng thái của khí quyển và các nguồn gây sai số khác có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của máy thu GPS. Các máy thu GPS có độ chính xác trung bình trong vòng 15 mét.
Các máy thu mới hơn với khả năng WAAS (Wide Area Augmentation System) có thể tăng độ chính xác trung bình tới dưới 3 mét. Không cần thêm máy móc hay mất phí để có được lợi điểm của WAAS.
  Người dùng cũng có thể có độ chính xác tốt hơn với GPS vi sai (Differential GPS, DGPS) sửa lỗi các tín hiệu GPS để có độ chính xác trong khoảng 3 đến 5 mét. Cục Phòng vệ Bờ biển Mỹ trách nhiệm  dịch vụ sửa lỗi này. Hệ thống bao gồm một mạng các đài thu tín hiệu GPS và phát tín hiệu đã sửa lỗi bằng các máy phát hiệu. Để thu được tín hiệu đã sửa lỗi, người dùng phải có máy thu tín hiệu vi sai bao gồm cả ăn-ten để dùng với máy thu GPS của họ.

Các thành phần của GPS

GPS hiện tại gồm 3 phần chính: phần không gian, kiểm soát và sử dụng.[2]Không quân Hoa Kỳ phát triển, bảo trì và điều hành  các phần không gian và kiểm soát. Các vệ tinh GPS truyền tín hiệu từ không gian, và các máy thu GPS sử dụng các tín hiệu này để tính toán vị trí trong không gian 3 chiều (kinh độ, vĩ độ và độ cao) và thời gian hiện tại.[3]

Phần không gian

Phần không gian gồm 24 vệ tinh (21 vệ tinh hoạt động và 3 vệ tinh trừ bị) nằm trên các quỹ đạo xoay quanh trái đất. Chúng cách mặt đất 20.200 km, bán kính quỹ đạo 26.600 km. Chúng chuyển động ổn định và quay hai vòng quỹ đạo trong khoảng thời gian gần 24 giờ với vận tốc 7 nghìn dặm một giờ.[4] Các vệ tinh trên quỹ đạo được bố trí sao cho các máy thu GPS trên mặt đất có thể nhìn thấy tối thiểu 4 vệ tinh vào bất kỳ thời điểm nào.
Các vệ tinh được cung cấp bằng năng lượng Mặt Trời. Chúng có các nguồn pin  phòng bị  để duy trì hoạt động khi chạy khuất vào vùng không có ánh sáng Mặt Trời. Các hỏa tiển  nhỏ gắn ở mỗi vệ tinh giữ chúng bay đúng quỹ đạo đã định.

Phần kiểm soát

Mục đích trong phần này là kiểm soát vệ tinh đi đúng hướng theo quỹ đạo và thông tin thời gian chính xác. Có 5 trạm kiểm soát đặt rải rác trên trái đất.Bốn trạm kiểm soát hoạt động một cách tự động, và một trạm kiểm soát là trung tâm. Bốn trạm này nhận tín hiệu liên tục từ những vệ tinh và gửi các thông tin này đến trạm kiểm soát trung tâm. Tại trạm kiểm soát trung tâm, nó sẽ sửa lại dữ liệu cho đúng và kết hợp với hai an-ten khác để gửi lại thông tin cho các vệ tinh. Ngoài ra, còn một trạm kiểm soát trung tâm  phòng bị  và sáu trạm quan sát chuyên biệt.
Trạm trung tâm cũng có thể truy cập từ các ăng-ten mặt đất của U.S. Air Force Satellite Control Network (AFSCN) và các trạm quan sát NGA (National Geospatial-Intelligence Agency). Các đường bay của vệ tinh được ghi nhận bởi các trạm quan sát  của Không quân Hoa Kỳ đặt ở Hawaii, Kwajalein, Đảo Ascension, Diego Garcia, Colorado Springs Colorado và Cape Canaveral, cùng với các trạm quan sát NGA được vận hành ở Anh, Argentina, Ecuador, Bahrain, Úc và Washington DC.[5] Thông tin đường bay của vệ tinh đi được gởi đến Air Force Space Command's MCS ở Schriever Air Force Base 25 km đông đông nam của Colorado Springs, do 2nd Space Operations Squadron (2 SOPS) của U.S. Air Force vận hành. Sau đó 2 SOPS liên lạc thường xuyên với mỗi vệ tinh GPS thông qua việc cập nhật định vị sử dụng các ăng-ten mặt đất chuyên dụng hoặc dùng chung (AFSCN)(các ăng-ten GPS mặt đất chuyên dụng được đặt ở Kwajalein, đảo Ascension, Diego Garcia, và Cape Canaveral).
  Các thông tin cập nhật này đồng bộ hóa với các đồng hồ nguyên tử đặt trên vệ tinh trong vòng một vài phần tỉ giây cho mỗi vệ tinh, và hiệu chỉnh lịch thiên văn của mô hình quỹ đạo bên trong mỗi vệ tinh. Việc cập nhật được tạo ra bở bộ lọc Kalman sử dụng các tín hiệu/thông tin từ các trạm quan sát trên mặt đất, thông tin thời tiết không gian, và các dữ liệu khác.[6]

Phần sử dụng

Phần sử dụng là thiết bị nhận tín hiệu vệ tinh GPS và người sử dụng thiết bị này.
Dưới đây là một số thông tin đáng chú ý về các vệ tinh GPS (còn gọi là NAVSTAR, tên gọi chính thức của Bộ Quốc phòng Mỹ cho GPS):
  • Vệ tinh GPS đầu tiên được phóng năm 1978.
  • Hoàn chỉnh đầy đủ 24 vệ tinh vào năm 1994.
  • Mỗi vệ tinh được thiết kế để hoạt động tối đa là 10 năm.
  • Vệ tinh GPS có trọng lượng khoảng 1500 kg và dài khoảng 17 feet (5 m) với các tấm năng lượng Mặt Trời mở (có độ rộng 7 m²).
  • Công suất phát bằng hoặc dưới 50 watts.

Tín hiệu GPS

Các vệ tinh GPS phát hai tín hiệu vô tuyến,  công suất thấp dải L1 và L2. (dải L là phần sóng cực ngắn của phổ điện từ trải rộng từ 0,39 tới 1,55 GHz). GPS dân sự dùng tần số L1 1575.42 MHz trong dải UHF. Tín hiệu truyền trực thị, có nghĩa là chúng sẽ xuyên qua mây, thuỷ tinh và nhựa nhưng không qua phần lớn các vật cứng như núi và nhà.
L1 chứa hai mã "giả ngẫu nhiên"(pseudo random), đó là mã Protected (P) và mã Coarse/Acquisition (C/A). Mỗi một vệ tinh có một mã truyền dẫn nhất định, cho phép máy thu GPS nhận dạng được tín hiệu. Mục đích của các mã tín hiệu này là để tính toán khoảng cách từ vệ tinh đến máy thu GPS.
Tín hiệu GPS chứa ba mẩu thông tin khác nhau – mã giả ngẫu nhiên, dữ liệu thiên văn và dữ liệu lịch. Mã giả ngẫu nhiên đơn giản chỉ là mã định danh để xác định được quả vệ tinh nào là phát thông tin nào. Có thể nhìn số hiệu của các quả vệ tinh trên trang vệ tinh của máy thu Garmin để biết nó nhận được tín hiệu của quả nào.
Dữ liệu thiên văn cho máy thu GPS biết quả vệ tinh ở đâu trên quỹ đạo ở mỗi thời điểm trong ngày. Mỗi quả vệ tinh phát dữ liệu thiên văn chỉ ra thông tin quỹ đạo cho vệ tinh đó và mỗi vệ tinh khác trong hệ thống.
Dữ liệu lịch được phát đều đặn bởi mỗi quả vệ tinh, chứa thông tin quan trọng về trạng thái của vệ tinh (lành mạnh hay không), ngày giờ hiện tại. Phần này của tín hiệu là cốt lõi để phát giác  ra vị trí.

Nguồn lỗi của tín hiệu GPS

Những yếu tố có thể làm giảm tín hiệu GPS và vì thế ảnh hưởng tới chính xác bao gồm:
  • Giữ chậm của tầng đối lưu và tầng ion – Tín hiệu vệ tinh bị chậm đi khi xuyên qua tầng khí quyển.
  • Tín hiệu đi nhiều đường – Điều này xảy ra khi tín hiệu phản xạ từ nhà hay các đối tượng khác trước khi tới máy thu.
  • Lỗi đồng hồ máy thu – Đồng hồ có trong máy thu không chính xác như đồng hồ nguyên tử trên các vệ tinh GPS.
  • Lỗi quỹ đạo – Cũng được biết như lỗi thiên văn, do vệ tinh thông báo vị trí không chính xác.
  • Số lượng vệ tinh nhìn thấy – Càng nhiều quả vệ tinh được máy thu GPS nhìn thấy thì càng chính xác. Nhà cao tầng, địa hình, nhiễu loạn điện tử hoặc đôi khi thậm chí tán lá dầy có thể chặn thu nhận tín hiệu, gây lỗi định vị hoặc không định vị được. Nói chung máy thu GPS không làm việc trong nhà, dưới nước hoặc dưới đất.
  • Che khuất về hình học – Điều này liên quan tới vị trí tương đối của các vệ tinh ở thời điểm bất kì. Phân bố vệ tinh lý tưởng là khi các quả vệ tinh ở vị trí tạo các góc rộng với nhau. Phân bố xấu xảy ra khi các quả vệ tinh ở trên một đường thẳng hoặc cụm thành nhóm.
  • Sự giảm có chủ tâm tín hiệu vệ tinh – Là sự làm giảm tín hiệu cố ý do sự áp đặt của Bộ Quốc phòng Mỹ, nhằm chống lại việc đối thủ quân sự dùng tín hiệu GPS chính xác cao. Chính phủ Mỹ đã ngừng việc này từ tháng 5 năm 2000, làm tăng đáng kể độ chính xác của máy thu GPS dân sự. (Tuy nhiên biện pháp này hoàn toàn có thể được sử dụng lại trong những điều kiện riêng. Chính điều này là tiềm ẩn hạn chế an toàn cho dẫn đường và định vị dân sự.)

Ứng dụng GPS

Dân dụng

Quản lý và điều hành xe
1. Giám sát quản lý vận tải, theo dõi vị trí, tốc độ, hướng di chuyển,…
2. Giám sát mại vụ, giám sát vận tải hành khách,..
3. Chống trộm cho ứng dụng thuê xe tự lái, theo dõi lộ trình của đoàn xe
4. Liên lạc, theo dõi định vị cho các ứng dụng giao hàng GPS có nhiều ứng dụng mạnh mẽ trong quản lý xe ô tô, đặc biệt là các loại xe như: Xe taxi, xe tải, xe công trình, xe bus, xe khách, xe tự lái. Với nhiều tính năng như:
  • Giám sát lộ trình đường đi của phương tiện theo thời gian thực: vận tốc, hướng di chuyển và trạng thái tắt/mở máy, quá tốc độ của xe….
  • Xác định vị trí xe chính xác ở từng góc đường ( vị trí xe được thể hiện nháp nháy trên bản đồ), xác định vận tốc và thời gian xe dừng hay đang chạy, biết được lộ trình hiện tại xe đang đi (real time)
  • Lưu trữ lộ trình từng xe và hiển thị lại lộ trình của từng xe trên cùng một màn hình
  • Xem lại lộ trình xe theo thời gian và vận tốc tùy chọn
  • Quản lý theo dõi một hay nhiều xe tại mỗi thời điểm
  • Báo cáo cước phí và tổng số km của từng xe (ngày/tháng)
  • Cảnh cáo khi xe vượt quá tốc độ, vượt ra khỏi vùng giới hạn
  • Chức năng chống trộm
Khảo sát trắc địa, môi trường

Các hạn chế trong ứng dụng dân dụng

Chính phủ Hoa Kỳ kiểm soát vệc xuất cảng một số máy thu dân dụng. Tất cả máy thu GPS có khả năng hoạt động ở độ cao trên 18 kilômét (11 mi) và 515 mét trên giây (1.690 ft/s)[7] được phân loại vào nhóm vũ khí theo đó cần phải có phép sử dụng của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Những hạn chế này nhắm mục đích ngăn ngừa việc sử dụng các máy thu trong hỏa tiển  đạn đạo, trừ việc sử dụng trong hỏa tiển hành trình, do độ cao và tốc độ của các loại này tương tự như các máy bay.
TỔNG HỢP

Người đăng: truongvegiadinh.blogspot.com vào lúc 15:41 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest

Nhìn để đoán bệnh


(Women's Health ) Tạo hóa tạo nên cơ thể con người rất kỳ diệu, nó có thể cảm nhận và báo hiệu cho ta biết ta đang mắc bệnh gì. Nhờ vào những tín hiệu này, chúng ta có thể nhận biết sớm tình trạng bệnh tật của mình rất dễ dàng, thậm chí chỉ đơn giản bằng vài phút soi gương.

>> Uống nước giúp giảm cân
>> Thêm tuổi không thêm bệnh
Móng tay, móng chân
Nếu bạn thấy những vạch sậm màu trên móng chân, móng tay cỡ bằng nốt ruồi thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da đang phát triển dưới móng tay, móng chân. Những đốm, sọc màu vàng nhạt, màu nâu hoặc màu đen là dấu hiệu của việc tổn thương tế bào, có thể là từ khối u ác tính, một dạng nguy hiểm nhất của ung thư da – các chuyên gia da liễu cho biết.
Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị, khoảng 95% các trường hợp là có thể chữa khỏi. Do đó, nếu thấy dấu hiệu này, hãy đi khám bác sĩ ngay.
Nếu thấy có sọc trắng
Có thể bạn nhìn thấy ở móng tay của mình có những chấm hoặc sọc trắng rất nhiều lần trong đời, những vết như vậy rất thường gặp và không có gì nghiêm trọng. Nhưng nếu bạn thấy có những sọc dài ngang trên bề mặt các ngón tay, đồng thời bạn thường cảm thấy mệt mỏi, đó có thể là tín hiệu cho thấy thận của bạn đang có vấn đề. Những sọc này có thể là dấu hiệu cho biết thận không thể lọc được các protein từ nước tiểu của bạn. Điều đó có nghĩa là cơ thể bạn đang mất protein nhanh hơn, và có thể dẫn đến việc thận không thực hiện được chức năng của nó. Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được xét nghiệm nước tiểu.
Nách
Nếu bạn thấy có một mảng da sần sùi sẫm màu bất thường ở nách, có thể đó là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Insulin dư thừa trong máu có thể gây ra việc các tế bào da nhân lên nhanh bất thường, dẫn đến việc tạo nên sự tích tụ của mô và melanin. Điều đó làm cho da trông sậm màu và có cảm giác dày hơn. Tình trạng này thường diễn ra ở nách, cổ và háng. Khi thấy có dấu hiệu này, hãy đi đến gặp bác sĩ để làm xét nghiệm máu để xác định xem bạn có bệnh hay không.
Mí mắt, đầu gối và khuỷu tay
Nếu thấy có các cục u nhỏ và mềm, có màu trắng hoặc màu sáp ở các khu vực này thì tin vui là đó không phải mụn mủ, nhưng đó có thể là những dấu hiệu của cholesterol. Thật không may, cho đến khi chúng xuất hiện, mức độ cholesterol của bạn đã ở mức khá cao, điều này là nhân tố nguy cơ nghiêm trọng về bệnh tim. Tuy nhiên, giảm mức độ cholesterol của bạn xuống chừng 10% sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh tim xuống còn 1/3. Hãy đi kiểm tra cholesterol và nhờ bác sĩ tư vấn để thay đổi lối sống, chế độ ăn uống để giúp giảm mức cholesterol xuống.
Da đầu
Nếu bạn thấy tóc mỏng dần, có thể bạn đang bị rụng tóc quá mức. Rụng tóc quá mức là một dấu hiệu của rối loạn tuyến giáp, có khoảng 10% phụ nữ Mỹ gặp phải tình trạng này. Khi tuyến giáp của bạn (một tuyến nằm ở giữa cổ bạn, có hình dạng như con bướm) có vấn đề, nó có thể phá vỡ sự cân bằng các hormone giới tính nam và nữ. Hậu quả: Bạn sẽ thấy tóc rụng nhiều hơn. Bác sĩ của bạn sẽ đo lường lượng hormon kích thích tuyến giáp trong máu, nếu bạn có quá nhiều hoặc quá ít, bạn sẽ được kê toa thuốc để điều hòa lại.
Nếu bạn thấy da đầu như da rắn, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang trong tình trạng căng thẳng đến nỗi cơ thể sản xuất dư thừa các hormon cortisol. Điều này đồng thời khiến hệ miễn dịch của bạn bị ảnh hưởng, bạn sẽ dễ bị cảm lạnh, và quá trình trao đổi chất của bạn cũng bị ảnh hưởng khiến cho da đầu của bạn bị khô.
Một vài loại dầu gội trị gàu mua ở nhà thuốc cũng có tác dụng, nhưng nếu muốn giải quyết nguyên nhân gốc rễ, bạn nên cố gắng ngủ nhiều hơn, thở sâu hơn và giảm bớt lịch làm việc.
Bụng
Nếu bạn thấy lông đen, dày mọc lên ở khu vực gần rốn kéo dài lên bên trên (chứ không phải xuống phía dưới), đó có thể là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang. Hội chứng này gây ra bởi việc cơ thể sản xuất quá nhiều androgen, là điều kiện dẫn đến kinh nguyệt không đều hoặc tăng cân, nổi mụn, lông mọc dày và dài ở bụng, mặt, ngực và lưng. 1/10 phụ nữ có dấu hiệu này
Gây ra bởi sản xuất quá mức androgen, điều kiện có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều hoặc nặng, tăng cân, mụn trứng cá, và mái tóc dày đen trên bụng, mặt, ngực, và ngược lại.
Nếu thấy có triệu chứng trên, hãy đi khám để được bác sĩ kê đơn nhằm giúp kiểm soát tình trạng các hormon trong cơ thể.
Lưỡi
Nếu lưỡi bạn có một lớp màu trắng, vàng hoặc da cam phủ trên bề mặt, có thể ruột bạn bị hở trong khi ngủ. Thông thường, van một chiều ở phần cuối thực quản luôn đóng lại để cho những thứ đã đi xuống sẽ không trở ngược lên. Chỉ khi van này bị hở thì axit mới trào ngược lên một cách tự nhiên và một số thứ trong dạ dày sẽ chạy ngược lên cuống họng của bạn, để lại trên lưỡi bạn những axit tiêu hóa bệt thành màu trắng và có thể gây ra vấn đề về hơi thở.
Chứng trào ngược có thể được điều trị bằng thuốc kháng axit mua ở nhà thuốc hoặc chỉ cần tránh các thức ăn chua và cay. Nếu các biện pháp này không hiệu quả, hãy đi khám bác sĩ. Bạn có thể cần được kê toa để giảm sự tiết axit dạ dày.
Mắt
Nếu bạn thấy có quầng thâm dưới mắt, nếu không phải do bạn thức khuya làm việc mà là một quầng thâm đột ngột xuất hiện thì có thể là do dị ứng. Một chất gây dị ứng tiếp xúc với cơ thể bạn, histamine sẽ tạo ra phản ứng hóa chất làm cho mạch máu sưng lên và các mảng sậm màu hiện lên ở vùng da mỏng nhất là mí mắt. Một xét nghiệm da có thể xác định chất gây dị ứng tạo nên các triệu chứng trên da của bạn.
Trích nguồn Tạp chí Women's Health
Người đăng: truongvegiadinh.blogspot.com vào lúc 04:08 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

7 triệu chứng không ngờ của bệnh tim



  • Động mạch vành (coronary artery)
    Những năm gần đây các nhà khảo cứu đã tìm ra những dấu hiệu và triệu chứng có thể cho biết một cơn nhồi máu cơ tim sẽ xẩy ra trước nhiều tháng hoặc ngay cả nhiểu năm Theo bác sĩ Jonathan Goldstein thuộc Saint Michael’s Medical Center tại Newark, New Jersey “ trái tim-- cùng với các động mạch nuôi dưỡng nó-- là một cơ bắp lớn và khi nó bắt đầu suy yếu thì những triệu chứng sẽ xuất hiện ở nhiều phần của cơ thể”.

    Dưới đây là 7 đầu mối không ngờ cho biết khi nào trái tim của chúng ta cần phải được kiểm tra . Chỉ cần có một trong những triệu chứng trên—và đặc biệt nếu có từ hai trở lên--thì bạn phải đi bác sĩ để làm thử nghiệm ngay.
    1- Khó khăn về tình dục

    Chứng loạn năng cương (erectile disfunction-ED) ở đàn ông là một trong những dấu hiệu tốt nhất báo trước bênh tim đang phát triển. . Bác sĩ Goldstein nói “Ngày nay bất cứ bệnh nhân nào có chứng ED đều đuợc coi là bệnh nhân tim mạch trừ khi có bằng chứng ngược lại” Đối với phụ nữ việc thiếu máu tới vùng âm đạo có thể cản trở sự kích thích, nên khó đạt đuợc khoái lạc cực độ.

    Nghiên cứu của Mayo Clinic cho thấy những đàn ông trong lứa tuối 40-49 mà bị chứng ED có nguy cơ bị bệnh tim gấp đôi so với những người không bị trở ngại về tình dục. Một nghiên cứu khác phát hiện là cứ hai trong số ba nam bệnh nhân đã được điều trị về bệnh tim mạch đều đã mắc chứng loạn năng cương cả nhiều năm trước khi bệnh tim được chẩn đoán.

    Vì sao? Vì sự thu hẹp và cứng lại của các động mạch, dòng máu chảy tới dương vật bị hạn chế làm cho người đàn ông thấy khó cương.hoặc không cương được lâu. 

    Ngoài ra vì các động mạch tới dương vật nhỏ hơn các động mạch chạy tới tim , nên chứng loạn năng cương (ED) là dấu hiệu đầu tiên của sự cứng động mạch. Thiếu oxigen cũng có thể gây mệt mõi và đuối sức kéo dài làm cho mất ham muốn tình dục dẫn đến thất bại trong việc chăn gối.

    Phải làm gì? Khi bạn hay người phối ngẫu có khó khăn trong vần để chăn gối thì cần đi khám bác sĩ để xem có phải vì bệnh tim mạch hay không Nên gặp bác sĩ tổng quát để kiểm tra tất cả các nguyên nhân có thể dẫn tới loạn năng cương hay khó khăn đạt được cực khoái
    2- Ngáy, ngưng thở khi ngủ, và những vần đề liên quan đến sự thở trong khi ngủ

    Nếu bạn ngáy lớn làm cho người phối ngẫu không ngủ được hay phải dùng nút lỗ tai thì tim của bạn có vấn đề. Sự thở hạn chế trong khi ngủ—nguyên nhân của ngáy—có liện hệ với đủ các loại bệnh tim mạch. Ngưng thở khi ngủ ( Sleep apnea) —làm bệnh nhân ngưng thở ngắn hạn trong khi ngủ--có liên hệ với rủi ro cao bị các bệnh tim mạch và bệnh nhồi máu cơ tim Những ai bị chứng ngưng thở khi ngủ đươc xác nhận là có rủi ro nhồi máu cơ tim cao gấp ba lần rủi ro bình thường trong vòng năm năm.

    Vì sao? Sự thở bị xáo trộn trong khi ngủ--bao gồm chứng ngưng thở khi ngủ và một chứng bệnh khác nhẹ hơn gọi là UARS—làm giảm lượng oxigen trong máu chảy tới tim. Chứng ngưng thở do tắt nghẻn làm tổn thương phần bên mặt trái tim, do đó tim phải bơm mạnh hơn để hổ trợ cho phổi , giúp phổi khắc phục sự tắt nghẻn ống dẫn khí.

    Phải làm gì ? Bất cứ vấn đề về thở có liên quan đến giấc ngủ đều là dấu hiệu báo có gì trục trặc trong cơ thể. Bạn cần đi gặp bác sị để trắc nghiệm vể giấc ngủ và khám tim
    3- Lợi bị đau, sưng hay chảy máu

    Lợi bị đau, sưng hay chảy máu là triệu chứng không những của bệnh nha chu (periodontal disease)mà còn có thể dấu hiệu báo sớm bệnh tim mạch (bệnh nha chu là bệnh nhiễm vi khuẩn làm cho lợi bị viêm và tách khỏi răng)

    Một nghiên cứu vào năm 2010 của Viện American Academy of Periodontoly cho thấy là bệnh nha chu phổ biến nhiều hơn 50% so với ước tính

    Vì sao? Các chuyên gia cho rằng sư lưu thông yếu kém của máu do bệnh tim có thể là nguyên nhân gây bệnh nha chu. Các nhà khảo cứu cũng đang tìm hiểu xem liệu có phải cùng một loại vi khuẩn có liên hệ tới bệnh về lợi và sự tạo thành mảng bên trong các động mạch vành. Sự liên hệ cũng có thể do một điều gì đó có liên quan tới phản ứng của cơ thể đối với tình trạng viêm kéo dài.

    Phải làm gì? Bạn nên đi gặp nha sĩ để chữa bệnh về lợi và ngăn ngừa vi khuẩn. Vì bệnh nha chu có thể là dấu hiệu của bệnh viêm và bệnh tuần hoàn, bạn nên yêu cẩu bác sĩ cho làm thử nghiệm kiểm tra trong trường hợp triệu chứng không dứt.

    4- Cẳng chân hay bàn chân bị sưng phù

    Nếu bạn thấy bàn chân bị sưng đến nỗi đi giầy thấy chật, các cổ chân cổ tay hay ngón tay bị phồng lên, hoặc khi tháo vớ thấy có vết lõm hằn trên da thì có thể nước đã bị giữ trong người bạn. Chứng bệnh phù (edema) này có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch vành (coronary artery disease-CAD), suy tim, hay những dạng bệnh tim mạch khác. Theo thống kê trên 80 triệu người có bệnh tim mạch dưới dạng này hay dạng khác, và mỗi năm khoảng 900,000 người bị chết vì bệnh này

    Vì sao? Tình trạng giữ nước trong người xảy ra khi tim bơm không đủ mạnh và máu không tải được các chất thải ra khỏi các mô. Bệnh phù thường khởi đầu nơi bàn chân, cổ chân, các ngón tay, bàn tay và cẳng chân vì những phần cơ thể này ở xa tim nên máu chảy yếu.

    Phải làm gì? Khi bị chứng bệnh này bạn cần cho bác sĩ hay để làm thữ nghiệm xác định xem có phải là do bệnh động mạch vành hay không và kiểm tra xem tim có hoạt động tốt hay không.
    5- Tim đập không đều hay chứng loạn nhịp

    Chứng loạn nhịp tim (arrhythmia)là một dấu hiệu báo sớm cho bạn biết là hệ tim mạch của bạn có vấn đề. Bạn có thể có cảm giác như tim bạn bỏ nhịp đập, đập quá nhanh hay đập thình thịch. Bệnh động mạch vành (CAD) là nguyên nhân hàng đầu về đột tử ( sudden death) cho cả nam lẫn nữ vì có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hay đột quỵ

    Vì sao? Nguyên nhân thông thường của chứng tim đập không đều là bệnh động mạch vành(CAD). Bệnh này giới hạn dòng máu chảy tới tim, làm hệ thống điện của tim phải làm việc căng thẳng để giữ cho nhịp tim được đều và phối hợp nhịp tim với các chức năng khác. Suy tim (Heart failure) cũng có thể gây loạn nhịp bởi vì tim phải đập mạnh và nhanh hơn để bù lại sự suy yếu của nó.

    Phải làm gì? Điện tâm dồ (EKG) có thể đo hoạt động điện của tim, kể cả sự đều đặn của nhịp tim. Một thử nghiệm gọi là stress test –đo nhịp tim khi người bệnh đi trên máy chạy bộ (treadmill) --có thể xác định xem tim có bơm máu tốt hay không.
    6- Đau hay co rút nơi ngực hay bả vai

    Một triệu chứng thông thường nhất của bệnh động mạch vành (CAD) là chứng đau thắt (angina) nơi ngực. Chứng đau này khác với đau nhói do nhồi máu cơ tim: người bệnh cảm thấy như đau sâu bên trong ngực, hoặc bị co thắt nơi ngực hoặc bị đè nặng trên ngực và khi hít thở lại càng thấy khó chịu hơn. Một trong những lý do cho người ta không nhận ra chứng đau thắt vì mỗi người có một cảm giác khác, có ngưới thì thấy nặng ở ngực, bụng no đầy,hay có sức đè hơn là đau. Nhiều khi bệnh nhân còn lầm tưởng là bị bệnh không tiêu hay ợ nóng khi mà cơn đau chuyển xuống vùng bụng. Sự co thắt hoặc cơn đau có thể xẫy ra ở bả vai, cổ, hàm, cánh tay, hoăc phần lưng trên làm cho người ta ngộ nhận là do cơ bắp bị co rút’ Có thể phân biệt chứng đau thắt với cơ bắp co rút hay bệnh dạ dày- ruột ở điểm là chứng đau thắt xảy ra nhiều lần chứ không phải chỉ một lần duy nhất hoặc kéo dài

    Theo Viện National Heart, Lung and Blood Institute, có 17 triệu người bị chứng đau thắt (angina). Số ca đàn ông và phụ nữ bị chứng bệnh này xấp xỉ ngang nhau, nhưng đàn ông có rủi ro cao hơn.

    ****************************** ****************************** ***********
    7- Biểu hiện của chứng đột quỵ .

    Ngày nay, các bác sĩ nói rằng những người qua đường bắt gặp cũng có thể phát hiện đột quỵ bằng cách hỏi 3 câu đơn giản sau :

    (Cười) Yêu cầu người ấy cười.
    (Nói) Yêu cầu người ấy nói một câu đơn giản, ví dụ : Hôm nay trời nắng.
    (Đưa tay lên) Yêu cầu người ấy đưa cao hai tay lên.
    Nếu người ấy tỏ ra khó khăn với bất cứ một câu yêu cầu nào trên đây thì hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức và mô tả các dấu hiệu này cho người tiếp nhận. *911

    Dấu hiệu Mới để nhận diện Đột quỵ... Làm ơn Thè Lưỡi Ra.

    *GHI CHÚ: Yêu cầu người bệnh 
    thè lưỡi ra. Nếu lưỡi bị cong queo hoặc dính vào một bên miệng thì đúng là bị đột quỵ.

    Một bác sĩ tim mạch nói nếu bất cứ ai nhận được email này nếu chịu chuyển cho 10 người khác thì bạn có thể cá rằng có ít nhất một người đột qụy được cứu sống.
Người đăng: truongvegiadinh.blogspot.com vào lúc 15:34 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Bài đăng mới hơn Bài đăng cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Bài đăng (Atom)

Tổng số lượt xem trang

Bài đăng phổ biến

  • * THIỀN NẰM hay THỞ NẰM XẢ TRƯỢC của Bồ Tát Quán Thế Âm
  • ẢNH KHỎA THÂN - QUỐC THỊNH
  • CÁCH SƠ CỨU KHI HUYẾT ÁP TĂNG CAO
  • Tìm đâu sơn nữ tắm tiên....
  • NGUYỄN QUỐC TUẤN - tác giả & tác phẩm
  • * NGỒI THIỀN SỨC KHỎE THEO PHẬT PHÁP VÔ VI - KHOA HOC HUYỀN BÍ
  • Thuốc Tiên chữa bệnh ‘GAI CỘT SỐNG’
  • CHỮA BỆNH ĐƠN GIẢN - BS. HUỲNH HẢI
  • ĐỘNG THIÊN ĐƯỜNG - VIỆT NAM
  • Sinh, Trụ, Hoại, Diệt

Lưu trữ Blog

  • ►  2018 (1)
    • ►  tháng 4 (1)
  • ►  2015 (2)
    • ►  tháng 9 (1)
    • ►  tháng 3 (1)
  • ▼  2013 (5)
    • ►  tháng 6 (1)
    • ►  tháng 3 (1)
    • ▼  tháng 1 (3)
      • Hệ thống định vị GPS
      • Nhìn để đoán bệnh
      • 7 triệu chứng không ngờ của bệnh tim
  • ►  2012 (63)
    • ►  tháng 12 (3)
    • ►  tháng 11 (12)
    • ►  tháng 10 (3)
    • ►  tháng 9 (2)
    • ►  tháng 8 (5)
    • ►  tháng 6 (6)
    • ►  tháng 5 (14)
    • ►  tháng 4 (2)
    • ►  tháng 3 (4)
    • ►  tháng 2 (11)
    • ►  tháng 1 (1)
  • ►  2011 (20)
    • ►  tháng 12 (8)
    • ►  tháng 11 (12)
Chủ đề Thú vị. Được tạo bởi Blogger.