Tác Giả: Minh Q. Tran | |
Con người ta sinh ra, ai thoát khỏi: sinh, lão, bệnh, tử? Sinh, Trụ, Hoại, Diệt là định luật của tạo hóa, không có cách chi thay đổi được. Cây cối đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân, xanh tốt xum xuê trong mùa hè, lá héo vàng vào mùa thu, đến mùa đông thì lá vàng rơi rụng, chỉ còn trơ trụi cành cây. Rồi tới mùa xuân năm sau, cây lại đâm chồi nảy lộc. Cái chu kỳ sinh, trụ, hủy, diệt cứ tiếp nối nhau, không ngưng nghỉ. Ðời người là bể trầm luân, cõi thế gian đầy những ưu tư phiền não. Vạn vật đều bị chi phối bởi luật vô thường. Vừa mới sinh ra cất tiếng khóc oa oa chào đời. Rồi lớn lên, bước vào đời với bao nhiêu mộng đẹp. Thoắt một cái, mái tóc đã điểm sương, mắt đã mờ, lưng đã mỏi, hai chân đã chậm chạp. Rồi cuối cùng, là hai tay buông xuôi, đi vào lòng đất, bỏ lại trên thế gian tất cả các thứ mà cả đời phải bôn ba vất vả mới làm ra được. Ðời người như giấc mộng. Người ngoại quốc cũng có câu: Life is too short (cuộc đời quá ngắn). Thế mà, con người ta khi còn sức khỏe thì mải mê kiếm tiền, lo củng cố địa vị, danh vọng, không có thì giờ để hưởng đời đúng nghĩa. Cũng ít ai sửa soạn tâm tư để đón nhận những cái vô thường của tuổi gìa. Ðến khi mái tóc đã điểm sương, da đã nhăn, mắt đã mờ, chân đã chậm thì mới giật mình, rồi buồn phiền, thất vọng, nuối tiếc. Khi đó, bao nhiêu tiền của cũng trở thành vô dụng. Ăn uống thì phải kiêng thứ này, cữ thứ kia vì đường lên cao, cholesterol lên cao. Ăn đồ cứng không được vì hàm răng cái rụng, cái lung lay. Ði chơi xa thì không dám vì sức khỏe kém, đầu gối đau nhức. Nghe nhạc, xem phim cũng không được vì tai đã nghễng ngãng, mắt đã kèm nhèm. Người VN mình vốn cần kiệm, chăm làm, chắt bóp để có của ăn của để. Làm việc thì liên miên quên cả cuối tuần, bất kể ngày lễ hay ngày Tết. Làm thì nhiều, mà ít dám vui chơi huởng thụ như người Âu Mỹ. Suốt đời cặm cụi, nhịn ăn nhịn mặc, để dành, mua cái nhà cái cửa để một mai khi chết thì để lại cho con cháu. Sống như vậy quả là thiệt thòi. Người xưa đã nói: Một năm được mấy tháng xuân Một đời phỏng được mấy lần vinh hoa Và: Chẳng ăn, chẳng mặc, chẳng chơi Bo bo giữ lấy của trời làm chi Bảy mươi chống gậy ra đi Than thân rằng thuở đương thì chẳng chơi Con người có tham vọng, có nhu cầu nên mới bon chen. Suốt đời cứ miệt mài lo tìm kiếm những thứ vô thường mà quên mất chữ “nhàn”. Những thứ vô thường này là nguyên nhân đưa đến lo âu, căng thẳng, mất ăn, mất ngủ. Và nếu kéo dài có thể đưa đến bệnh tâm thần. Ông Cả ngồi trên sập vàng Cả ăn, cả mặc, lại càng cả lo Ông bếp ngồi cạnh đống tro Ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm Ðời người sống mấy gang tay Hơi đâu cặm cụi cả ngày lẫn đêm Hoặc là: Ăn con cáy, đêm ngáy o..o Còn hơn ăn con bò, mà lo mất ngủ. Người xưa tuổi thọ kém, ngay tới vua chúa cũng chỉ sống tới khỏang 50 tuổi. Tới 60 tuổi đã ăn mừng "lục tuần thượng thọ". Còn tới 70 tuổi, thì thực là hiếm hoi. Bởi vậy mới có câu: "nhân sinh thất thập cổ lai hy (tức là, người ta có mấy ai mà sống được tới 70)". Ngày nay nhờ khoa học tiến bộ. Con người được sống trong điều kiện vật chất vệ sinh, và thoải mái hơn. Những phát minh của ngành y, dược đã giúp nhân loại vượt qua được các bệnh hiểm nghèo, mà người xưa kêu là bệnh nan y như bệnh lao, bệnh phong cùi, bệnh suyễn. Ngày nay người ta sống tới 80, 90 tuổi không phải là ít. Tuy nhiên sống lâu chưa phải là hạnh phúc. Hạnh phúc là luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời, biết tận hưởng cuộc sống. Muốn vậy thì cần phải giữ cho thân, tâm được an lạc. Thân, tâm an lạc là biết vui với những cái trong tầm tay của mình, chấp nhận những điều mình không thể nào tránh khỏi. Sống hòa hợp vui vẻ với mọi người xung quanh, không chấp nhất, tỵ hiềm. Lớn tuổi thì không làm ra tiền, nhưng cũng may, ở những nước tân tiến đều có khoản tiền trợ cấp cho người già để có thể tự lực mà không cần nhờ cậy vào con cháu. Các cụ già nên mừng vì sang được xứ này, thay vì ấm ức với số tiền quá khiêm nhượng, không thể tiêu pha rộng rãi như bạn bè. Già thì phải chịu đau nhức, mắt mờ, chân chậm, đừng nên than thân trách phận, cau có, gắt gỏng, đã không làm được gì hơn mà còn tạo sự áy náy, thương cảm cho những người xung quanh. Ở đời mỗi người một cảnh, vui với cảnh của mình, không suy bì, thèm muốn, ganh ghét với những người xung quanh. Biết đủ thì đủ (Tri túc, tiện túc). Người ta bảo trên 60 tuổi, mỗi ngày sống là một phần thưởng cho thêm (bonus) của Thượng Đế. Vậy thì hãy nên vui vẻ, tận hưởng những ân sủng mà không phải ai cũng có được: Ðời sống của mình vui tươi hay buồn thảm là tùy thuộc vào thái độ của mình đối với CUỘC SỐNG. |
Anh HuyThai kính mến,
Khi muốn chỉ đường cho ai đến nơi họ cần đến (hay do chính mình mời họ đến , mình muốn khuyến khích họ đi đến), người chỉ dẫn phải biết người-kia 'đang đứng' chỗ nào (vị trí người-kia đang 'ở-tại') . Người-chỉ-đường không thể vẽ con đường cho người-kia từ nơi mình đang đứng => người-kia sẽ ....hết biết luôn !
Cũng tương tự, Phật Pháp (tạm mượn từ ngữ này) để đi vào ... "quần chúng" cũng phải ..."nhẹ tay" anh HuyThai à . Vì sự lĩnh hội theo căn cơ từng người có khác nhau . Một trận mưa rào cùng một nơi, nhưng mỗi loài cây nơi đó hấp thụ nước mưa có khác nhau để sinh trưởng (Kinh Pháp Hoa).
Có thể tác giả bài "Sinh,Trụ,Hoại,Diệt" (STHD) chú trọng "khích lệ ngoại kết hưởng thụ" (như ý anh) , nhưng trong "khích lệ" này, xp thấy con đường nối tiếp "chuyển hóa nội kết trói buộc trước lẽ thật lớn 'Sinh, Trụ, Hoại, Diệt' " không xa đâu anh HuyThai . Đó là NhânDuyên - NhânQuả của nhà Phật !
Trong ngôn từ, chúng ta phân biệt "nội" - "ngoại" (nội kết-ngoại kết) , nhưng thực tế, xp nghĩ , trong tâm thức, cả hai "Nội - Ngoại" xảy ra cùng thời , và trong trường hợp này, chuyện xảy ra cùng thời không hề mâu thuẫn , vì thế không tạo cho người đọc bâng khuâng, lo ngại tác giả bài viết "đẩy" người đọc quên đi ý niệm STHD là "lẽ Thật lớn" của chúng sanh cõi Ta Bà này .
Cám ơn anh HuyThai đã ghi lại câu trả lời nỗi tiếng của Đức DatLai LatMa :
"Điều gì làm Ngài ngạc nhiên nhất ở nhân loại?" Đức Đatlai Lama trả lời: "Con người … bởi vì con người phung phí sức khỏe để tích tiền của, rồi lại bỏ tiền ra để tìm mua lại sức khỏe. Và vì quá lo nghĩ cho tương lai, con người quên mất hiện tại, đến nỗi không sống với hiện tại lẫn tương lai. Con người sống như thể sẽ không bao giờ chết … Nhưng rồi sẽ chết như chưa từng sống bao giờ." Xét ra, tác giả Minh Q. Tran qua bài STHD đâu có mâu thuẫn hay cách xa ...dịu vợi với lời của Đức DatLai LatMa phải không anh HuyThai ?
Vỏ vẻ vài dòng vui đầu năm . Rất mong được Quý Thân Hữu chỉ giáo thêm.
Chúc Anh và quý Thân Hữu một năm con Rồng luôn An Lạc .
Thân kính,
xp
TB/ XP mới nhận được bài viết bên dưới . Kính chuyển clblc và quý Thân Hữu .
______________
___________________
Cũng tương tự, Phật Pháp (tạm mượn từ ngữ này) để đi vào ... "quần chúng" cũng phải ..."nhẹ tay" anh HuyThai à . Vì sự lĩnh hội theo căn cơ từng người có khác nhau . Một trận mưa rào cùng một nơi, nhưng mỗi loài cây nơi đó hấp thụ nước mưa có khác nhau để sinh trưởng (Kinh Pháp Hoa).
Có thể tác giả bài "Sinh,Trụ,Hoại,Diệt" (STHD) chú trọng "khích lệ ngoại kết hưởng thụ" (như ý anh) , nhưng trong "khích lệ" này, xp thấy con đường nối tiếp "chuyển hóa nội kết trói buộc trước lẽ thật lớn 'Sinh, Trụ, Hoại, Diệt' " không xa đâu anh HuyThai . Đó là NhânDuyên - NhânQuả của nhà Phật !
Trong ngôn từ, chúng ta phân biệt "nội" - "ngoại" (nội kết-ngoại kết) , nhưng thực tế, xp nghĩ , trong tâm thức, cả hai "Nội - Ngoại" xảy ra cùng thời , và trong trường hợp này, chuyện xảy ra cùng thời không hề mâu thuẫn , vì thế không tạo cho người đọc bâng khuâng, lo ngại tác giả bài viết "đẩy" người đọc quên đi ý niệm STHD là "lẽ Thật lớn" của chúng sanh cõi Ta Bà này .
Cám ơn anh HuyThai đã ghi lại câu trả lời nỗi tiếng của Đức DatLai LatMa :
"Điều gì làm Ngài ngạc nhiên nhất ở nhân loại?" Đức Đatlai Lama trả lời: "Con người … bởi vì con người phung phí sức khỏe để tích tiền của, rồi lại bỏ tiền ra để tìm mua lại sức khỏe. Và vì quá lo nghĩ cho tương lai, con người quên mất hiện tại, đến nỗi không sống với hiện tại lẫn tương lai. Con người sống như thể sẽ không bao giờ chết … Nhưng rồi sẽ chết như chưa từng sống bao giờ." Xét ra, tác giả Minh Q. Tran qua bài STHD đâu có mâu thuẫn hay cách xa ...dịu vợi với lời của Đức DatLai LatMa phải không anh HuyThai ?
Vỏ vẻ vài dòng vui đầu năm . Rất mong được Quý Thân Hữu chỉ giáo thêm.
Chúc Anh và quý Thân Hữu một năm con Rồng luôn An Lạc .
Thân kính,
xp
TB/ XP mới nhận được bài viết bên dưới . Kính chuyển clblc và quý Thân Hữu .
______________
___________________
Ðến cuối đời, có gì để tiếc?
Vũ Quí Hạo Nhiên
Một bài viết của một cô y tá người Úc dạy mình nhiều bài học về lẽ sống ở đời. Bài viết được truyền đi trên Internet, nhiều người bấm “like.”
Có một trang blog chỉ in lại bài này thôi mà cũng được tới 52,000 người bấm nút “like.”
Bài viết mang tựa đề “5 nỗi hối hận của người sắp qua đời,” cho thấy những điều người ta tiếc nuối khi biết mình sắp chết.
Tác giả Bronnie Ware là một nhạc sĩ sáng tác, từng là y tá chuyên điều trị người sắp chết. Ðây là những bệnh nhân biết mình không qua được, không muốn chữa trị nữa mà về nhà chờ ngày ra đi vĩnh viễn.
Trong những ngày đó, cô Ware tới chăm sóc họ, cho họ uống thuốc, và họ trò chuyện với cô.
Cô nói, “Họ trưởng thành rất nhiều khi họ phải đối mặt với cái chết của mình.” Khi cô hỏi họ có gì tiếc nuối không, một số câu trả lời cứ trở lại mãi. Dưới đây là 5 câu thường nghe nhất. Cô Ware hiện đã viết thêm thành một quyển sách mang tên “THE TOP FIVE REGRETS OF THE DYING,” nhà xuất bản Balboa Press, có bán trên Amazon.com.
1. “Tôi ước gì tôi có đủ can đảm để sống cho mình, thay vì sống theo ước muốn của người khác.”
Ðây là điều tiếc nuối lớn nhất, cô Ware nói. Khi sắp qua đời, nhìn lại, người ta mới thấy mình có những điều ước chưa bao giờ thực hiện. Hầu hết mọi người còn chưa thực hiện được một nửa điều mình muốn và phải nhắm mắt ra đi biết rằng đó là do chọn lựa của mình. Cô Ware nói: “Ðiều quan trọng là thỉnh thoảng phải thực hiện vài điều mình ước mơ. Ðến lúc mình bệnh thì trễ mất rồi. Sức khỏe là điều kiện để thực hiện nhiều thứ, mất rồi thì quá trễ.”
2. “Tôi ước gì tôi đừng đi làm nhiều quá như vậy.”
Cô Ware nói gần như bệnh nhân phái nam nào cũng nói vậy. Các ông ấy do quá quan tâm việc làm, đã lỡ mất thời em bé hay thiếu niên của các con, lỡ mất tình bạn với người bạn đường. Phụ nữ cũng nuối tiếc như vậy nhưng ở thế hệ các bệnh nhân của cô Ware, số phụ nữ đi làm thường không nhiều. Còn đàn ông, thì “tất cả nuối tiếc đã phí đi quá nhiều phần của cuộc đời cho cuộc chạy đường trường vì sự nghiệp.”
3. “Tôi ước gì tôi có can đảm bày tỏ cảm xúc.”
Nhiều người cố nén cảm xúc để không bị đụng chạm. Kết quả là cuộc đời của họ bị đè nén. Có người còn vì thế mà bị bệnh.
4. “Tôi ước gì tôi giữ liên lạc được với bạn bè.”
Nhiều người không thực sự biết giá trị của tình bạn cũ cho tới những tuần cuối đời và nhiều khi không còn kịp tìm lại bạn cũ nữa. Ðời sống bận bịu, ai cũng có lúc bỏ bê bè bạn. Nhưng khi người ta biết mình sắp chết, người ta trước tiên hết lo sắp xếp vấn đề tài sản đâu ra đấy, nhưng nhiều khi họ muốn sắp xếp để giúp đỡ những người họ quan tâm. Rồi họ lại quá yếu, quá mệt, không làm được việc này. Ðến cuối đời, cái còn lại chỉ là bạn bè và người thân là quan trọng.
5. “Tôi ước gì tôi cho phép mình được hạnh phúc hơn.”
Vũ Quí Hạo Nhiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét