Thông thường chúng ta được dạy làm hô hấp nhơn
tạo cho người khác nhưng chính mình thì không biết làm sao. Khi mình bị bịnh
bất thình lình đâu ai hay biết gì ngoài cá nhơn nầy thì mình phải bình tỉnh để
nhớ cách tự làm hô hấp nhơn tạo cho chính mình như dưới đây, để kịp đến nhà
thương hay thoát khỏi cơn "Chết Bất Đắc Kỳ Tử".
May thay nay có một Email chỉ dạy cách tự thoát
chết từ năm 2008 mà sau 3 năm trò mới có duyên gặp, là Tài Liệu Tham Khảo số 240 của General Journal Hospital Rochester.
Cũng không biết giả/thật, làm sao liên lạc với xuất xứ quá sơ sài đó, nên chắc
là khó có nhiều người tin.
Nhưng ngay lúc nầy thì cá nhơn con trò thấy có
lý lắm vì trước đây mới 2 năm, hồi 2008 có một đêm bị bịnh mà tim mệt quá, trò
có phương pháp thở bụng từ trước. Ngay lúc đó trò nhớ trong Kinh đức Phật khuyên
Phụ Vương lúc lâm chung là “nương theo hơi thở mà đi” nên trò không dám để hơi
thở dứt bởi cơn đau toàn thân. Nó bức rứt khó chịu, dỡ sống dỡ chết, phải chi
tắt hơi luôn một cái cho khỏe đi còn hơn. Theo Thiền Quán đã học, tự trò xác
nhận đây mới thực là lúc mình tu thôi. Nghĩa là níu lấy “Chánh niệm hiện tiền” bằng
cách chú tâm vào hơi thở bụng một cách gắn bó hơn cho nên một giờ sau thì hơi
thở thấy nhẹ bớt, tuy vẫn còn hơi ngợp thở. Cho tới sau 2 tiếng đồng hồ nữa thì
mới thấy không có sự “Bức Bách” khó chịu của khổ đau do con tim tạo ra. Vậy là
trò còn sống tiếp với hơi thở chứ chưa đi theo hơi thở được, thật là tiếc quá! Sống
đây chưa chắc là phúc mà chết kia chưa hẵn là đoản mệnh. Trong Kinh Bát Nhã
nói: “Độ nhứt thiết khổ ách”, quả thực là vậy, phải làm sao thoát khỏi khổ ách
là cái sự bức bách khó chịu ngay lúc hiện tại mới là quan trọng nhứt cái đã. Lúc
bấy giờ thở được rồi thì biết lạnh và biết mệt, biết chắc là mình phải sống nữa
nên trò mở lời kêu lớn lên cho người trong nhà nghe, đến lau mồ hôi dùm, một thứ
mồ hôi quá sức hôi hám chưa có từ trước tới nay. Thì ra mới hơn 2 giờ sáng.
Kính chuyển tiếp để mọi người cùng biết cách tự
giải cứu chứng đau tim bất thường của chính mình. Vì khoa học chỉ biết vụ ho và
hơi thở thôi, chứ chưa biết Khí huyết do Thần làm chủ. Trong mấy hình họ phổ
biến dưới đây thì bảo Ho cho lớn tiếng, cũng không biết khi cơn đau tim dữ dội
đến có đủ sức ho không nữa hay chỉ co rúm lại, thì quý vị thử “Tằng hắn” mạnh lên cho có một
chấn động làm dội trái tim. Trò bị ngợp thở mà cố hết sức để hít vào một hơi
không phải là chuyện dễ, nhưng vì sợ luân hồi nữa mà phải vận dụng hết sức bình
sinh hít cho được hơi nào hay hơi đó. Thì chính sự cố gắng vô cùng để hít vô đó
cũng tạo chấn động nơi bụng dồn ép lục phủ tới ngũ tạng đưa lên lồng ngực làm
cho vận chuyển trái tim. Bằng chứng của sự cố gắng kia làm toát mồ hôi độc
trong người ra như tắm đã nói trên.
Sau Tết Quý Tỵ:
Bớ Bà con ơi! Hết Tết rồi!
Tháng Giêng là tháng ăn chơi không còn nữa.
Tháng hai cờ bạc, bước qua tháng 2 ta rồi. Xe Bus chờ Bà con
lên đi tới sòng bài, tới hội hè mà rủi ro tim mệt quá làm sao đi? Mất một cuộc
vui, một canh bạc sao?
Để giúp nhau nhớ lại, trò lục bài ra gởi trở lại để giúp nhau có
cơ hội coi lại, xem lại một lần nữa cho nhớ thật kỹ trước khi đi chơi. Nó là
việc mỗi cá nhơn mà quên thì đâu có ai giúp mình.
Mấy bà con lớn tuổi mà
không có lo công phu tu tập chi ở nhà cả thì quá rỗi rảnh, phải đi chơi đây đó
cho khây.
Mấy tấm hình là của Email gởi tới.tayanhoi@gmail.com
chỉ copy hình cho vào Microsoft Word và Edit thêm 2 trang đánh máy đầu tiên
nhằm bổ túc và làm nhơn chứng sống cho tài liệu thêm phong phú hơn, cống hiến
người đọc email khắp nơi sống vui, sống khỏe trong tỉnh thức đến lúc phải ra đi
thì được về miền thanh tĩnh, thì còn gì gọi là chết nữa!
Vẫn còn một điều nữa chưa thể nói ra được bây
giờ. Thì:
Chẳng hẹn nhơn sinh bằng ly rượu,
Hẹn cùng huynh đệ hữu chung trà.
Chung trà đầu ướt qua thấm giọng,
Chung thứ hai thôi đọng tục/chơn.
Chung thứ ba tâm trơn hưng phấn,
Chung thứ tư thâu/phóng trược/thanh.
Chung Đạo/Đời chung lý/sự rành,
Chung mới biết Đạo thanh đời Đạm!
May 03, 2011 nhằm ngày 01-4-Tân Mão.
Ai Cần Thêm Tài Liệu,
Tu/Học/Hiểu Về Thiền.
Nơi Đây Xin Kính Biếu,
Chờ Địa-Chỉ Gởi Liền:
USA: Tel.
281-936-8505.
Việt Nam: 08-3843-7301