Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

nA CÚM TỚI VÀ BÍ MẬT CỦA CỦ HÀNH TÂY



a



-----Original Message-----
From: vinhbao nguyen <vinhkodak1952@yahoo.com>
To: Tri duong <porthuedentoff@aol.com>
Sent: Mon, Sep 24, 2012 6:05 am
Subject: Fw: [VN-TD] MÙA CÚM TỚI VÀ BÍ MẬT CỦA CỦ HÀNH TÂY


----- Forwarded Message -----
From: Tran Ho <TranHo1@yahoo.com>
To:
Sent: Sunday, September 23, 2012 7:28 PM
Subject: [VN-TD] MÙA CÚM TỚI VÀ BÍ MẬT CỦA CỦ HÀNH TÂY

Như tôi đã gởi một lần rồi. Nhưng năm nay chắc còn FLU đến tác hại mạnh mẽ hơn. Vậy xin gởi đến quí đại gia để đề phòng. Tôi đã làm phương pháp nầy 7 nam nay rồi nên chúng tôi tránh được các con Cúm hoành hành chúng tôi.
Làm đi sẽ thấy mầu nhiệm , để mỗi phòng một củ ở trên cao thoáng khí.
 
   
 
a
a
a
a
a
a
a
a
a

a

a
__._,_.___

4 Động tác đơn giản phòng chống đột quỵ.



(Dân trí) - Ngoài một lối sống và dinh dưỡng lành mạnh, các động tác tự mát-xa dưới đây sẽ giúp những người có nguy cơ cao phòng chống được chứng đột quỵ khó lường.


Nắm tay : Phòng tràn máu não .
 
Nghiên cứu phát hiện, tràn máu não liên quan đến phương thức vận động, thói quen sinh hoạt của người bệnh, thiếu vận động thì thành mạch máu não phải rất yếu, dễ gây ra vỡ nứt, vì vậy người bệnh nên hoạt động tay trái nhiều, cách làm như sau: Mỗi sáng, trưa, tối nắm tay không 3 lần, mỗi lần nắm từ 400- 800 lượt.
 
Nhún vai : Phòng chống tắc nghẽn mạch máu não.
 
Nhún vai có thể làm cho thần kinh, huyết quản và cơ bắp phần vai thư giãn, hoạt huyết thông mạch, để cung cấp động lực cho lưu lượng máu ở động mạch cổ lưu thông vào não. Cách làm như sau: mỗi sáng tối nhún vai theo động tác lên xống, mỗi lần thực hiện 4-8 phút. 
 
Lắc đầu : Phòng chống đột quỵ .
 
Chuyên gia phân tích từ thực tế là công nhân phun sơn rất ít phát sinh đột quỵ do khi làm việc, phần đầu và cổ chuyển động nhiều. Phần đầu chuyển động trước sau có thể gia tăng sức bền của mạch máu, có lợi trong việc phòng chống đột quỵ. Cách làm là: ngồi thẳng, thư giãn cơ bắp vùng cổ, sau đó chuyển động đầu theo hướng trước, sau, trái, phải, mỗi lần thực hiện 30-50 lần, tốc độ chậm, làm 3 lần mỗi ngày, người bị huyết áp thấp có thể nằm ngửa để tập.
 
Mát-xa phần cổ : Ít bị đột quỵ .
 
Mát-xa phần cổ có thể thúc đẩy mạch máu, cơ vùng cổ thư giãn, giảm bớt cholesterol tích tụ, làm cho mạch máu hồi phục đồng thời cải thiện cung cấp máu cho não, phòng chống gây ra đột quỵ. Cách làm là: hai sau chà xát vào nhau cho nóng, mát xa hai bên trái phải của vùng cổ, tốc độ nhanh một chút, đến lúc da phần cổ đỏ lên là được.
 
Dương Hằng

Ăn gì để hạ huyết áp?


Lương y: BÀNG CẨM

Bệnh cao huyết áp liên quan chặt chẽ đến việc ăn uống. Khoa học đã chứng minh, một số thức ăn thường ngày có tác dụng làm hạ huyết áp, bài viết này liệt kê ra để giúp người bệnh thực hiện chế biến món ăn phù hợp:


: Cá là một trong những thức ăn động vật tốt nhất của người bệnh cao huyết áp, cá là “lương thực” cho não, ăn cá phòng trị bệnh mạch máu, tim - não đã được khoa học chứng minh. Cá chứa nhiều acid nucleinic, cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và chất khoáng, đặc biệt là nguyên tố canxi, kẽm, iod, sắt, mangan… giúp duy trì huyết áp ở trạng thái bình thường. Cá ao, cá sông và cá biển đều có giá trị làm thuốc, ăn cá biển một cách thích đáng càng tốt hơn.

Hàu (Mẫu lệ): Có vị mặn, chát, tính hơi hàn. Các nhà y học hiện đại Trung Hoa nghiên cứu cho thấy, thịt hàu chứa nhiều nguyên tố kẽm, mỗi 100g hàu tươi chứa 9,39mg kẽm. Thường ăn thịt hàu giúp phòng trị bệnh cao huyết áp và não trúng phong (tai biến mạch máu não).

Tôm khô: Tôm khô giàu chất dinh dưỡng, vị ngọt, tính ấm, là vật phẩm quý giá dùng bổ thận tráng dương. Hàm lượng canxi trong tôm rất cao, mỗi 100g tôm khô chứa 991mg canxi, cao nhất mà không có thức ăn nào có thể so sánh được. Do vậy, thường ăn tôm khô, giúp bổ sung canxi, phòng ngừa cao huyết áp.

Tỏi: Vị cay, tính ấm. Tỏi chứa allycin và selen, cùng giúp hạ huyết áp. Các chất chính trong tỏi là tinh dầu với các sulfur và polysulfur de vinyle, là thành phần tạo ra mùi tỏi, giúp làm giảm chất béo trong huyết thanh và trong gan, gây ra một chuỗi phản ứng sinh hóa liên hoàn, làm huyết áp giảm xuống. Selen ngăn tiểu cầu tích tụ và phòng ngừa máu đông, trợ giúp cho huyết áp bình thường. Cho nên, các chuyên gia kiến nghị, người bệnh cao huyết áp vào mỗi sáng lúc bụng đói ăn 1-2 tép tỏi ngâm giấm đường, nhất định đạt hiệu quả trong việc ổn định huyết áp.

Củ hành: Vị ngọt, cay, tính bình. Củ hành chứa nhiều canxi, thường ăn củ hành giúp bổ sung canxi, có tác dụng hỗ trợ giảm huyết áp. Các nhà khoa học còn khám phá rằng, củ hành chứa prostaglandins và thành phần kích hoạt hoạt tính của fibrin tan trong máu. Những thành phần này là chất giãn mạch, giúp làm giảm áp lực của động mạch và giãn mạch vành, bên cạnh còn tác dụng tiêu hủy các chất gây tăng huyết áp như catecholamine… vừa hạ huyết áp, vừa làm cho huyết áp ổn định.

Hành: Vị cay, tính ấm. Hành chứa prostaglandins A1 tựa như chất kích tố. Có tác dụng hạ áp nhất định, hơn nữa chứa nhiều kali và canxi, giúp ích cho việc hạ áp.

Rau tề thái (cỏ tâm giác): Vị ngọt, tính bình. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm cầm máu, bình can hạ áp. Rau tế thái chứa các chất cholin, rutinoside, flavonoid… có tác dụng hạ áp. Dùng rau tế thái và cỏ mực vừa đủ sắc chung, mỗi ngày 1 thang, đạt hiệu quả hạ huyết áp tốt hơn. Thường ăn rau tề thái có ích cho việc phòng ngừa bệnh cao huyết áp và cao huyết áp do bệnh thận.

Cúc hoa: Vị cay, đắng, tính hơi hàn. Các thành phần tinh dầu, flavonoid… có tác dụng hạ áp nhẹ.

Câu kỷ tử: Vị ngọt, tính bình. Có chứa lyciumanid, bêta-caroten và nhiều vitamin, bảo vệ thần kinh thị giác, giảm áp, điều tiết chức năng miễn dịch cơ thể. Người ta thường nói: “Muốn đổi can phong, tất thường ăn câu kỷ”.

Rau cần: Tính mát, vị ngọt, cay, có tác dụng thanh nhiệt bình can, lương huyết khu phong. Rau cần chứa nhiều chất hạ áp, làm mạch máu trương nở, huyết áp tụt xuống. Có thể dùng riêng để vắt nước cốt, thêm một ít đường đen, uống chung với nước chín nguội, hay lấy phần rễ giúp hạ áp mạnh để sắc uống, ngày 2 lần, huyết áp tụt xuống thấy rõ. Lá cần chứa thành phần hạ áp ngang bằng với thân rễ, không nên bỏ đi. Có 2 loại: Rau cần khô và rau cần nước, cần khô tác dụng hạ áp hơn cần nước.

Cà dái dê: Tính mát, vị ngọt, có tác dụng mát máu thông kinh lạc, chứa vitamin A, nhóm B, C, P. Chức năng đặc thù là giảm tính giòn và tính thẩm thấu của các mao mạch, tăng cường sức gắn kết và sức tu chỉnh của các mao mạch và tế bào, có tác dụng phòng ngừa chảy máu do vỡ mạch, làm cho các mao mạch luôn giữ ở trạng thái bình thường. Là thức ăn huyền diệu phòng trị bệnh cao huyết áp, bệnh mạch máu tim-não.

Cà chua: Tính bình, vị ngọt, chua, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can, hạ áp. Cà chua chứa các thành phần bêta-caroten, vitamin P… có hiệu quả nhất định đối với người bệnh cao huyết áp do xơ cứng động mạch và vi mạch giòn yếu, kể cả người bệnh mạch vành, và người bệnh cao mỡ máu. Người bệnh cao huyết áp hàng ngày kiên trì ăn 2 quả cà chua sống, giúp ích nhiều trong việc phòng trị bệnh.

Dưa hấu: Vị ngọt, tính mát. Dưa hấu ngoài việc không chứa chất béo ra, dịch quả dưa hấu hầu như chứa đủ các thành phần dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể. Thành phần đường trong dưa có tác dụng hạ áp, hạt dưa và vỏ dưa đều có tác dụng hạ áp.
Bí đao: Là thức ăn nhiều kali, ít natri, giúp hạ áp, lợi tiểu, vị nhạt, tính mát. Thường ăn bí đao giúp ích nhiều cho người bệnh cao huyết áp, bệnh thận và béo phì..

Tàu hũ ki: Là chế phẩm từ đậu, giá trị dinh dưỡng cao. Vị ngọt, tính mát, giúp giảm cholesterol, được xem là thực phẩm sức khỏe cho người bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch.

Đậu hà lan: Là thức ăn điển hình nhiều kali, ít natri, một thực phẩm phòng trị cao huyết áp. Vị ngọt, tình bình. Do vậy, người bệnh cao huyết áp nên ăn đậu hà lan, tác dụng hạ áp sẽ tốt hơn.

Đậu xanh: Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng lợi thủy. Vị ngọt, tính mát. Thường ăn đậu xanh và chế phẩm đậu xanh giúp thông kinh mạch, hạ áp. Món giá đậu xanh xào thích hợp cho người bệnh cao huyết áp và bệnh mạch vành vào mùa hè, thu.

Những cơn đau quý ông không được bỏ qua



1 - Đau bất thần ở háng (sudden groin pain), đôi khi thấy sưng.

Nhiều triển vọng là tinh hoàn bị xoắn (testicular torsion).  Bình thường các tinh hoàn của đàn ông được dính vào cơ thể nhờ các dây tinh trùng chạy vào trong bụng và các “neo thịt” (fleshy anchors) ở gần bìu dái (scrotum).   Đôi khi vì khuyết tật bẩm sinh các “neo thịt” bị thiếu làm cho một trong hai dây tinh trùng xoắn lại gây nghẽn mạch máu nên máu không xuống tinh hoàn được.  Theo bác sĩ Jon Pryor thuộc Đại học Minnesota thì nếu giải phẫu kịp thời (trong vòng 4 tới 6 giờ đầu) thì có thể cứu tinh hoàn được, nhưng nếu để quá trễ(sau 12 tới 24 tiếng) thì nhiều triển vọng tinh hoàn phài cắt bỏ

Một nguyên nhân gây đau háng khác là mào tinh hoàn ( epididymis) bị nhiễm khuẩn (mào tinh hoàn là nơi tồn trữ tinh trùng)

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ khám và có thể cho làm siêu âm.  Nếu nhiểm khuẩn thì uống thuốc kháng sinh sẽ hết.  Nếu xoắn tinh hoàn thì bác sĩ sẽ giải phẫu để chỉnh lại dây tinh trùng và làm “neo” nhân tạo bằng cách khâu vài mũi gần bìu dương vật (scrotum)

2 - Đau nhiều ở lưng (severe back pain)

Nếu đau lưng nhiều vì vận động mạnh thì chườm nóng, nghỉ ngơi và uống thuốc giảm đau bán tự do sẽ bớt. N ếu không thì theo bác sĩ Sigfried Kra thuộc Đại học Yale đó có thể là dấu hiệu của bệnh phình mạch (aneurysm).  Đặc biệt nguy hiểm là phình mạch nơi bụng, tức là động mạch ngay phía trên thận bị suy yếu

Một nguyên nhân khác kém nguy hiểm hơn là sạn thận.  Trong trường hợp này người bệnh sẽ thấy đau ... đến chết được
Chẩn đoán
Chụp CT scan với chất mầu (dye) cản tia X chích vào tĩnh mạch sẽ cho biết kích cỡ và hình dạng chỗ phình.  Sau đó chữa tri bng thuốc hạ huyết áp hoặc bằng phẩu thuật để ghép đoạn mạch nhân tạo

3-Đau dai dẳng ở bàn chân hay cẳng chân (persistent foot or shin pain)
stressfractureanatomy
Đau dai dẳng phiá trên bàn chân hay phía trước cẳng chân, khi ngồi nghỉ cũng đau mà khi đi thì lại đau nhiều hơn.  Đây có thể là gẫy xương do stress (stress fracture).  Xương, cũng như các mô khác trong cơ thể, tự tái sinh liên tục.  Nhưng nếu chúng ta luyện tập quá sức đến nỗi các xương không có cơ hội tự chữa lành thì gãy xương do stress sẽ xẩy ra.  Cuối cùng xượng có thể suy yếu vĩnh viễn.
Chẩn đóan"  
Chụp tia X với chất mầu phóng xạ sẽ cho thấy vết nứt Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngưng đi lại cho tới khi xương lành.  Trong trường hợp tê hơn, bạn sẽ phải băng bột trong nhiều tuần lễ

4- Đau dữ dội nơi bụng ( sharp pain in the abdomen)
Vì vùng cơ thể từ xương sườn xuống tới hông có đầy nghẹt những cơ quan, nên đau nơi bụng có thể là triệu chứng của viêm ruột thừa, viêm tụy tạng, hay viêm túi mật.  Cả ba truờng hợp đều chung một nguyên nhân: có cái gì đó làm cơ quan liên hệ bị trục trặc, dẫn đến viêm khuẩn ( nfection) có thể gây tữ vong
 
Túi mật=gallbladder; Tụy tạng= pancreas
Chẩn đoán:  
Nếu đau ở phần bụng dưới bên tay mặt và số đếm tế bào máu trắng tăng thì có nhiều triển vọng là viêm ruột thừa.  Đau ở bụng trên với số đếm tế bào máu trắng cao thì thường ra là viêm túi mật.  Còn nếu đau dưới xương ức và một số enzim trong máu tăng cao thì thủ phạm có thể là viêm tuy tạng.

5 -  Đau ngực thoáng qua (transient chest pain)

Cơn đau dữ dội chợt tới rồi biến mất sau đó bạn lại cảm thấy bình thường.  Đây có thể là vì ăn không tiêu, mà cũng có thể là bạn đã lên cơn đau tim (heart attack). Bác sĩ John Stamatos giám đốc North Shore Pain Services nói “ Mặc dầu cơn đau chỉ thoáng qua, nhưng lại có thể là dấu hiệu của một điều gì nghiêm trọng”.  Tại sao vậy?  Một cục đông máu có thể đã nằm trong một đoạn hẹp của động mạch vành và chặn không cho máu chảy tới một phần tim .  Bạn không nên chần chờ mà phải gọi ngay cấp cứu vì 50 phần trăm trưng hợp tử vong vì nhồi máu cơ tim xẩy ra trong vòng 3 ti 4 tieng61 sau khi các các triệu chứng đầu tiên xuất hiện

Chẩn đoán:  

Thử máu để kiểm tra chất chỉ điểm (markers) mô tim bị tổn thương. 

Cách chữa :

tạo hình mạch (angioplasty) hoặc nối tắt mạch máu (bypass)

6- Đau chân và xưng (leg pain with swelling)

Đây có thể là chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (deep vein thrombosis - DVT).  Bạn cảm thấy đau nơi bắp chân, sờ vào thấy sưng và mềm mà nóng ấm.  Điều này có thể xẩy ra khi bạn ngối yên một chỗ lin cả 6 tiếng hay hơn.  Máu dồn xuống chân và đóng cục.  Khi cục máu đông đủ lớn nó sẽ làm nghẹt tĩnh mạch bắp chân gây đau và sưng.  Bác sĩ Stamatos khuyên “Bạn chớ có xoa bóp chân vì như thế cục đông máu có thể bị đẩy lên phổi gây nguy hại cho bạn”

Chẩn bệnh:  
Làm tĩnh mạch đồ bằng cách chích vào tĩnh mạch một chất mầu rồi chụp tia X.  Bác sĩ sẽ dùng thuốc làm tan cục đông máu hoặc trang bị cho các tĩnh mạch dễ bị nghẹt những cái lọc để chặn cục đông máu.
7- Đau khi đi tiể(painful urination)
Khi tiểu bạn thấy đau rát và nước tiểu có màu rỉ sắt (vì có máu)
Đây có thể là triệu chứng nhiểm khuẩn bàng quang
Trường hợp tệ hại nhất là ung thư bàng quang (bladder cancer), loại ung thư đứng hàng thứ tư của nam giới.  Hút thuốc lá là yếu tố rủi ro lớn nhất.  Nếu được chẩn đoán sớm thì bệnh có 90% được chữa khỏi..
Chẩn đoán-
Phân tích nước tiểu., sau đó luồn ống soi để nhìn bên trong bàng quang.  Khối u sẽ được trị bằng phẫu thuật, bức xạ hay hoá tri

10 vấn đề sức khỏe nam giới không nên bỏ qua

Vương Linh

Đàn ông có nguy cơ mắc các bệnh nặng cao hơn phụ nữ, từ tim mạch tới ung thư. Nhưng hầu hết nam giới lại rất ngại đi khám nên cơ hội phát hiện sớm bệnh và chữa khỏi càng thấpTheo Mirror, các chuyên gia y tế khuyến cáo, phái mạnh không nên bỏ qua những kiểm tra về sức khỏe dưới đây:

1. Huyết áp

Lý do:
Một phần tư số người trung niên bị huyết áp cao. Nếu không điều trị, hiện tượng này có thể dẫn tới bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận.
Dấu hiệu cảnh báo:
Cách duy nhất để biết bạn có gặp vấn đề này không là đi khám, đặc biệt quan trọng nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh này.
Image Detail
Cách khám:
Rất đơn giản, bác sĩ sẽ đo huyết áp cho bạn bằng dụng cụ chuyên dụng và cho bạn lời khuyên cần thiết.

2. Ung thư tuyến tiền liệt

Lý do:
Đây là bệnh ung thư hay gặp nhất ở nam giới. Đàn ông trên 50 tuổi nên đi khám định kỳ bệnh này.
Image Detail
Dấu hiệu cảnh báo:
Khó đi tiểu hoặc đi tiểu thường xuyên hơn và đau ở lưng hoặc vùng hông. Khi bệnh tiến triển có thể gây ra hiện tượng liệt dương.
Cách khám:
Bác sĩ sẽ kiểm tra trực tràng đồng thời thực hiện xét nghiệm máu kiểm tra mức tăng của hoóc môn tuyến yên. Việc phát hiện sớm bệnh có ý nghĩa quan trọng, giúp đưa ra phương án điều trị kịp thời, hiệu quả.

3. Ung thư tinh hoàn

Lý do:
Ung thư tinh hoàn là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới dưới 35 tuổi. Đây cũng là bệnh dễ chữa nhất nếu phát hiện sớm.
Image Detail
Dấu hiệu cảnh báo:
Bất cứ hiện tượng nào khác thường: Sưng hay có một u cứng bằng hạt đậu trên tinh hoàn hoặc bị nhức, đau nhói ở vùng này. Bạn có thể tự kiểm tra thường xuyên, đặc biệt nếu bạn từng bị tinh hoàn lạc chỗ hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh này.
Cách khám:
Nếu nghi ngờ bạn mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn siêu âm hai tinh hoàn và có thể làm thêm xét nghiệm máu để xác định mức tăng cụ thể của loại hoóc môn có thể dẫn đến loại ung thư này.

4. Bệnh tiểu đường

Lý do:
Có hàng triệu nam giới có thể mắc bệnh tiều đườbg loại 2 mà không biết. Nếu không được chẩn đoán kịp thời và tầm soát hiệu quả, bệnh có thể dẫn tới những biến chứng phức tạp, như đau tim, suy thận, đột quỵ, mù và phải cắt cụt chân tay.
Hay khát nước, mệt mỏi và giảm cân. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp lại không có các triệu chứng trên.
Bác sĩ sẽ thực hiện một xét nghiệm máu đơn giản để đo mức đường glucoz trong máu. Mức này cao chứng tỏ bạn bị bệnh.

5. Cholesterol cao

Lý do:
Cholesterol cao là một trong những yếu tố chính gây các bệnh tim mạch, dẫn tới xơ cứng động mạch.
Dấu hiệu cảnh báo:
Không có triệu chứng, nhưng nếu bạn ăn theo chế độ giàu chất béo bão hòa, thừa cân hay trong gia đình có người bị tim mạch, bạn nên đi khám.
Cách khám:
Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để đo mức cholesterol của bạn.

6. Ung thư da

Lý do:
Số lượng nam giới chết vì ung thư da đã tăng gấp đôi trong 30 năm qua. Mặc dù phụ nữ được chẩn đoán mắc u hắc tố nhiều hơn, nhưng căn bệnh nguy hiểm nhất về da là ung thư lại giết chết nhiều nam giới hơn vì họ có khuynh hướng đi khám chữa muộn.
Dấu hiệu cảnh báo:
Thay đổi kích thước và màu sắc của nốt ruồi, ngứa, chảy máu...
Cách khám:
Sinh thiết da sẽ giúp bạn phát hiện loại ung thư này.

7. Vòng eo

Lý do:
Hiện nay, kích thước vòng eo được cho là chỉ số xác định nguy cơ về sức khỏe chính xác hơn là cân nặng hay chỉ số khối cơ thể BMI. Quá nhiều chất béo ở khoảng giữa cơ thể sẽ tăng nguy cơ bạn mắc bệnh tim mạch và tiểu đường.
Dấu hiệu cảnh báo:
Quần áo bắt đầu trở lên chật.
Cách kiểm tra:
Đơn giản, chỉ cần đo vòng eo - điểm giữa xương sườn thấp nhất và xương hông của bạn. Nếu số đo này trên 94cm đối với nam giới là quá cao.
Hãy đi khám sức khỏe tổng quát hoặc xin lời tư vấn của bác sĩ.

8. Bệnh nhiểm khuẩn Chlamydia

Image Detail
Lý do:
Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Nếu không được điều trị, bệnh có thể lây sang bạn đời và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người nữ.
Dấu hiệu cảnh báo:
Cảm giác nóng rát khi đi tiểu hay xuất tinh nhưng đôi khi người bị bệnh cũng không có triệu chứng gì.
Kiểm tra:
Nếu bạn từng quan hệ tình dục không an toàn và chưa bao giờ làm xét nghiệm kiểm tra chlamydia, nên đi khám và test tại một phòng khám chuyên khoa.

9. Bệnh nhãn áp cao

Lý do:.
Bệnh phổ biến ở nam giới hơn và nếu không điều trị có thể dẫn tới mù. Nếu bạn hơn 40 tuổi, bị bệnh tiểu đường và chứng đau nửa đầu, nhìn kém hay có người thân mắc bệnh này, thì nguy cơ của bạn rất cao.
Dấu hiệu cảnh báo:
Việc tăng nhãn áp sẽ diễn ra chậm và mất thị lực từ từ, vì vậy người ta thường không nhận ra cho tới khi gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc nhìn.
Cách khám:
Các bác sĩ nhãn khoa sẽ đo nhãn áp cho bạn bằng một loại máy đặc biệt trong vài phút.

10. Ung thư ruột

Lý do:
Đây là "kẻ giết người thầm lặng" đứng thứ hai trong các bệnh ung thư và có thể chữa trị được nếu phát hiện sớm.
Dấu hiệu cảnh báo:
Chảy máu ở hậu môn, thay đổi trong thói quen của đường ruột, như táo bón hoặc tiêu chảy, trở nên nặng hơn hoặc kéo dài trên 2 tuần, đau bụng hoặc khó chịu kéo dài trên 2 tuần, giảm cân không rõ nguyên nhân...
Cách khám:
Bác sĩ sẽ cho bạn kiểm tra trực tràng và quyết định làm những xét nghiệm cần thiết khác. Bệnh này cần đi khám ngay. Những người trên 60 tuổi nên tham gia sàng lọc ung thư ruột định kỳ.

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Ngăn ngừa & trị ung-thư.

30 phương-thức ngăn ngừa & trị ung-thư.
TTKh.
 Mỗi năm, cả thế giới phát hiện 10 triệu trường hợp ung thư (UT), nhưng theo Tổ chức y tế thế giới ước tính đến năm 2020 có khoảng 15 triệu, tăng 50%, nếu chúng ta không tích cực “hành động”. Hầu hết các chứng UT có thể biết trước, thay đổi cách sống có thể làm giảm nguy cơ. Đây là “tế cấp tam thập điều” để ngăn ngừa UT:
  
  1. Một nghiên cứu của Phần lan thấy rằng quá trình lên men có liên quan tới việc dưa bắp cải (sauerkraut, của Đức) sản sinh các hợp chất kháng UT – kể cả ITC, indole và sulforaphane. Để giảm lượng sodium, hãy rửa dưa muối trước khi ăn.
 
2. Ăn bông cải (broccoli), nhưng nên hấp hoặc chưng chứ đừng nấu bằng lò vi-ba. Bông cải là “siêu thực phẩm ngăn ngừa UT, nên ăn thường xuyên. Tuy nhiên, nghiên cứu của Tây ban nha thấy rằng bông cải nấu bằng lò vi-ba làm giảm 97 % flavonoid (chất kháng UT). Do đó nên luộc, hấp, chưng, trộn hoặc ăn sống.
 
3. Ăn món trộn với dầu hạnh nhân Brazil (brazil nut) vì chất selenium giúp ngăn chặn quá trình phát triểntế bào UT và “điều chỉnh” AND. Nghiên cứu của ĐH Harvard ở hơn 1.000 người đàn ông (bị UT tiền liệt tuyến) cho thấy rằng những người có mức selenium cao thì giảm phát triển bệnh 48% trong 13 năm kế tiếp so với những đàn ông có mức selenium thấp. Nghiên cứu trong 5 năm, ĐH Cornell và ĐH Arizona thấy rằng lượng 200mg selenium mỗi ngày (tương đương 2 hạt hạnh nhân Brazil) giúp giảm 63% UT tiền liệt tuyến, giảm 58% UT trực tràng, 46% bướu phổi ác tính, và giảm 39% hấu hết các loại UT gây tử vong.
 
 4. Bổ sung calcium và vitamin D. Nghiên cứu của Trường Thuốc Dartmouth cho thấy rằng việc bổ sung này làm giảm polyp đại tràng (nguy cơ gây UT) ở những người dễ phát triển bệnh này.
 
 5. Hãy thêm tỏi vào món ăn. Tỏi chứa sulfur khả dĩ kích thích sức đề kháng UT tự nhiên của hệ miên nhiễm  và có thể ngăn ngừa ung bướu. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tỏi có thể làm giảm UT bao tử  khoảng 12%.
 
 6. Phi 2 nhánh tỏi đâp giập với 2 muỗng dầu ôliu, rồi trộn với cà chua và dùng với mì sợi. Chất lycopene (có trong cà chua) giúp đề kháng UT đại tràng, UT tiền liệt tuyến và UT bàng quang. Dầu ôliu giúp cơ thể hấp thu lycopene, còn mì sợi (giàu chất xơ) giúp giảm nguy cơ UT đại tràng.
 
7. Mỗi tuần, nên mua dưa đỏ (cantaloupe) về xắt miếng và cho vào tủ lạnh để ăn dần mỗi sáng. Dưa đỏ giàu carotenoid – loại hóa chất thực vật làm giảm nguy cơ UT phổi.
 
8. Trộn nửa chén trái việt quất (blueberry) với bột ngũ cốc dùng mỗi sáng. Việt quất giàu chất chống ôxít hóa. Chính chất chống ôxít hóa làm trung hòa các căn nguyên tự do làm tổn hại tế bào và gây bệnh.
 
9. A-ti-xô giàu silymarin – chất chống ôxít hóa khả dĩ chống UT da. Loại này dễ an và ngon. Có thể luộc hoặc hấp khoảng 30-45 phút thì mềm.
 
10. Thịt nướng ăn ngon miệng nhưng nó chứa nhiều hóa chất gây UT. Viện nghiên cứu UT Mỹ thấy rằng thịt ướp nước sốt và nướng thì giúp giảm tạo ra loại hóa chất như vậy. Nên luộc thịt rồi nướng.
 
11. Nghiên cứu cho thấy rằng những đàn ông uống 8 ly nước lớn mỗi ngày giúp giảm nguy cơ UT bàng quang được 50%. Phụ nữ uống nước nhiều giúp ngăn ngừa UT đại tràng khoảng 45%.
 
12. Hãy có thói quen uống trà. Trà xanh được đánh giá cao ở Á châu hằng ngàn năm qua.Tây phương nghiên cứu mới đây cho thấy trà đề kháng nhiều loại UT, kể cả bệnh tim. Một số khoa học gia tin rằng một loại hóa chất trong trà là EGGG có thể là một trong các hợp chất kháng UT mạnh nhất được phát hiện từ trước tới nay.
 
13. Hãy uống một chút bia, đừng uống nhiều.. Bia đề kháng vi khuẩn Helicobacter pylori, loại gây ung bướu khả dĩ dẫn đến UT bao tử. Uống bia, rượu nhiều có thể gây UT vú, miệng, họng, thực quản và gan.
 
14. Các nhà nghiên cứu Úc dân Canada và thấy rằng những người ăn từ 4 phần cá hồi trở lên mỗi tuần thì giảm gần 1/3 nguy cơ bệnh bạch cầu. Các nghiên cứu khác cho thấy việc ăn cá có mỡ (cá hồi, cá thu, cá bơn, cá mòi và cá ngừ - kể cả tôm, sò) thì giảm nguy cơ UT tử cung ở phụ nữ. Omega-3 có trong cá rất có lợi cho sức khỏe và kỳ diệu!
 
15. Nên bổ sung viên đa vitamin mỗi sáng. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng vitamin và khoáng chất khả dĩ cải thiện hệ miễn nhiễm và giúp ngăn ngừa nhiều chứng UT.
 
16. Mỗi ngày phơi nắng sáng 15 phút để làm khỏe xương. Ánh nắng chứa nhiều vitamin D tự nhiên rất cần cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy rằng thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều chứng UT như UT vú, đại tràng, tiền liệt tuyến, buồng trứng, bao tử, loãng xương, tiểu đường, đa ngạch kết (xơ cứng) và cao huyết áp. Nhưng nên tránh ánh nắng gắt, vì nó có thể gây UT da. Cũng có thể bổ sung vitamin D.
 
17. Cắt đôi trái kiwi và múc phần “thịt” mà ăn. Trái kiwi chứa chất chống ôxít giúp ngăn ngừa UT.  còn chứa vitamin C, vitamin E, lutein và đồng.
 
18. Cẩn thận khi quan hệ tình dục. Có thể đề phòng bằng cách dùng bao cao-su để ngăn ngừa lây nhiễm papillomavirus (HPV), loại virus này có thể gây UT cổ tử cung.
 
19. Giảm ăn mở động vật. Nghiên cứu của ĐH Yale cho thấy rằng các phụ nữ ăn nhiều mỡ động vật có nguy cơ 70% bị bạch cầu, ăn nhiều chất béo bão hòa tăng nguy cơ là 90%. Do đó nên ăn ít chất béo động vật, thay vào đó nên dùng dầu thực vật và dầu cá.
 
20. Nho chứa nhiều hợp chất resveratrol giúp đề kháng UT, ăn nho chứ đừng uống rượu nho, vì rượu làm tăng nguy cơ UT vú ở phụ nữ. Nho có khả năng làm mạnh hệ miễn nhiễm.
 
21. Hành tươi tốt cho sức khỏe vì nó khả dĩ chống UT tiền liệt tuyến khoảng 50%. Ăn sống tốt hơn nhúng tái hay nấu chín.
 
22. Hằng ngày nên dùng nước chanh. Các nhà nghiên cứu Úc thấy rằng chanh có khả năng làm giảm UT miệng, họng và bao tử.
 
23. Sau bữa tối nên đi dạo 30 phút. Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred
 Hutchinson ở Seattle, hoạt động này giúp giảm nguy cơ UT vú. Đi bộ giúp điều chỉnh mức estrogen (hormone gây UT vú) và giảm cân hiệu quả.
 
24. Dùng thực phẩm hữu cơ, vì chúng không có thuốc trừ sâu hoặc thuốc tăng trưởng. Cả 2 loại thuốc này đều có thể làm tổn thương tế bào và gây UT.
 
25. Cây bồ công anh (dandelion) có thể làm giảm nguy cơ UT.
 
26. Tự giặt ủi quần áo không dùng máy sấy khô. Nhiều loại máy sấy khô (Dry cleaning) dùng hóa chất perc (perchloroethylene), chất này có thể gây tổn hại thận, gan và UT. Đừng lạm dụng ly nhựa uống nước hằng ngày hoặc đựng đồ ăn bằng đồ nhựa.
 
27. Dùng dưa leo (dưa chuột) tươi thay vì dưa muối và dùng cá hồi tươi. Nghiên cứu cho thấy rằng thực phẩm muối hoặc hun khói chứa nhiều carcinogen (chất gây UT).
 
28. Đừng ăn nhiều khoai tây chiên và bánh qui vì chúng chứa nhiều acrylamide – chất gây UT, sản sinh trong quá trình nướng. Theo Michael Jacobson, giám đốc điều hành Trung tâm Khoa học về Quan tâm cộng đồng, acrylamide gây khoảng 1.000 đến 25.000 trường hợp UT mỗi năm. FDA đang xem xét mức nguy hại của acrylamide. 

29. Nên nằm giường vải, ngồi ghế vải (kiểu ghế bố) để cơ thể thoải mái, tránh tổn hại da. 

30. Nghiên cứu của ĐH Quốc gia New York ở Stony Brook cho thấy rằng quý ông chịu stress nhiều và ít giao thiệp, hoặc các thành viên gia đình có mức cao về sinh kháng thể tiền liệt tuyến (prostate-specific antigen – PSA) trong máu thì dễ bị UT tiền liệt tuyến.
  
     TRẦM THIÊN THU (Theo Reader’s Digest, tháng 3/2009)