Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2011

* HÍT THỞ BẰNG BỤNG

Sống thêm 50 năm chỉ nhờ... bài thở

Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện bị lao phổi, sau 7 lần mổ, chỉ còn một góc phổi bên trái, mất 8 xương sườn. Bệnh viện bảo ông chỉ còn sống được hai năm. Thế nhưng ông đã sống đến tuổi 85 chỉ nhờ một bài thở cổ xưa.
Ông sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở Bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble.
Thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa. Từ năm 1943 đến 1948, ông phải chịu mổ bảy lần, cắt bỏ tám xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái.. Các bác sĩ Pháp bảo ông chỉ có thể sống được hai năm nữa.
Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm ra phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới mất (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa.
Ông là bác sĩ, đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội rất nhiệt tâm. Ông là cố vấn của bộ môn tâm lý - xã hội học....
Trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp, làm việc... thấy uể oải, hụt hơi, thì một người chỉ còn hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa “dung tích sống” như ông lại vẫn ung dung, thư thái.
Những buổi hội họp dông dài, vô bổ, ông chỉ ngồi... thở, nhờ vậy mà ông không bị stress, không bị mệt. Ông bảo sau này khi ông mất đi, điều quan trọng ông để lại không phải là những tác phẩm văn học, triết học này nọ, mà chính là bài vè dạy thở chỉ với 12 câu.
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, bạn đồng nghiệp với bác sĩ Viện, kể lại:
-  Trước kia, tôi cũng chỉ nghe để mà nghe chớ chẳng thực hành. Rồi một lần tôi bị tai biến mạch máu nặng, phải nằm bệnh viện dài ngày tháng, lúc đó tôi mới thử đem ra áp dụng. Quả có điều kỳ diệu!
Phương pháp này giúp ông thảnh thơi hơn, ít nhọc mệt hơn và sức khỏe tốt hơn. Trong thời gian dưỡng bệnh, các bạn đồng nghiệp cho rất nhiều thuốc, nhưng ông chỉ chọn một vài món thực sự cần thiết, còn thì chỉ dùng phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình.
Phương pháp thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thực ra không phải là điều hoàn toàn mới. Nó chỉ là một sự tổng hợp của khí công, Thiền, Yoga, dưỡng sinh... của Đông phương từ ngàn xưa, được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của một người thầy thuốc.
Dưới đây là Bài Vè 12 câu dạy thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện:
Thót bụng thở ra,
Phình bụng thở vào.

Hai vai bất đng,
Chân tay thả lỏng.
Êm chậm sâu đều,
Tập trung theo dõi.
Luồng ra luồng vào,
Bình thường qua mũi.
Khi gấp qua mồm,
Đứng ngồi hay nằm.
Ở đâu cũng được,
Lúc nào cũng được!
Copy from Email, Tuesday, August 31, 2010.

Lời Bt:
1-  Mô Pht, mt người như v BS Vin nầy có cuộc sống như vậy mà để cho bần dân thiên hạ chung quanh biết mình tập Thiền thì cũng có thể bị châm biếm. Chắc là bạn bè toàn là người đời, vì ông cũng là một nhà hoạt động xã hội rất nhiệt tâm, thì giao du rộng rãi ngoài xã hội với thành phần thích sống hưởng thụ buông lung có vẻ thảnh thơi nhàn hạ một đời. Vì vậy chung quanh chẳng ai quan tâm đến cuộc sống nội tại thì ông cũng chẳng nên nói việc gì có vẻ tu hành đạo đức làm chi cho nhột tai người nghe. Nhưng nếu tâm muốn truyền trao thì rốt cuộc cũng lưu lại được cho bạn bè một Bài Vè giá trị không nhỏ.
Cũng có thể ông đã có duyên thọ lảnh bài Kệ công phu luyện tập tu tâm đó của vị Đạo sĩ, hay du Đạo nhơn nào đó rồi lưu lại. Hoặc là do chính ông sáng tác bởi cái nhơn thực hành mà sinh cái quả gọi một cách hết sức đời đó là Bài Vè, bởi ông cũng là một nhà sáng tác nữa.
Chứ theo con trò thì nội dung cái gọi là Bài Vè đó rất là đầy vẻ Kệ Công Phu bên Thiền Quán của Phật giáo Nam tông và Bắc tông. Người Thiền có thanh tịnh rồi thì Thiền trong mọi tư thế của cuộc sống. Bởi vì theo định nghĩa:
- “Thiền không phải chỉ là Pháp Tu của các tôn giáo, mà còn là một lối sống thanh tịnh theo nhiên nhiên. Thiền mới là sống, mà sống cho đúng tức là Thiền. Thiền và cuộc sống không rời nhau bao giờ, nếu muốn sống cho có ý nghĩa. Mà nói thật có muốn rời chắc cũng chẳng rời được một khi Thiền Chấc đã nhập Tâm”.
Nhất là lời lẽ dùng trong Bài Vè đúng là ngôn từ nhà Phật Ấn Độ. Vì người Ấn dù là tiếng Nam Phạn Pàli  hay Bắc Phạn Sankrit đều không có chữ gì có nghĩa là hít vào cho nên họ phải nói là Thở ra Thở vào, tuy với VN mà ai nói thở vào thật vô lý nhưng các nhà Sư  ta vì trọng Đạo cho nên không muốn sửa đổi theo ngôn ngữ Việt là Hít vào Thở ra bao giờ. Còn từ Bất Đng đúng là tư thế nhập định của Thiền gia: bất động mà thả lỏng. Từ Theo Dõi đúng là từ của Thiền Quán, họ theo dõi để lắng nghe từng nhịp đập của tim nhằm kiểm soát xem lúc nào cái Tâm mình còn ở trong tấm thân tứ đại nầy. Bởi Thân đâu Tâm đó! Bên Nguyên Thủy gọi là giữ Chánh Niệm còn bên Tổ Sư Thiền của Trung hoa kêu bằng Chăn trâu…
2-  Đây là mt bài tp có li ích cho sức khỏe của đại đa số người đời, bởi vì ai cũng bận bịu với đường đời là tranh thương đoạt lợi cho có một cuộc sống như người hay hơn người thì phải nhìn ra chứ thì giờ đâu mà nhìn vào nội tại của mình. Chỉ khi nào tử thần đứng ngay trước mặt mới: “À chết cha! Chết rồi hả”. Trừ những bậc Trí giả thì luôn nhắc mọi người chung quanh hễ thấy đầu ta có cộng tóc bạc thì la lên cho ta hay dùm. Hoặc giả khi thấy con cái khôn lớn thì biết tới giờ “Đò Ta Phải Rời Bến Mê”.
Nhưng mà muốn giúp cho người đời hưởng chút lợi lạc qua bài tập thở nầy, an lạc cho tới hậu vận thì thiết nghĩ cũng phải tô điểm thêm vài chi tiết kẻo tội. Chẳng thà con trò không có duyên đọc qua thì thôi, chứ đã có ghé ánh mắt vào đây rồi mà làm lơ thì không phải lẽ của kẻ đã hưởng hồng ân Tam Bảo và sum la vạn tượng từng dựng xây cho có cái Sống Thiền tĩnh thức ngày nay.
3-  Để cảm ơn và tiếp tay làm sáng tỏ Bài Vè của ông và bằng hữu ông lưu lại thì trò đề nghị chỉ cần sửa đổi ít từ cho nó có vần như Kệ cho dễ nhớ mới dễ thuộc lòng mà thực hành thường xuyên mới gặt hái được kết quả cho sức khỏe và phát triển Tâm linh luôn:
          Thót bụng thở ra
          Phình bụng hít vào.
          Hai vai nào động,
          Chơn/tay thả lỏng.
          Êm/chậm/sâu/bền,
          Dưới/trên theo dõi.
          Ra khỏi lại vào,
          Miệng/mũi chẳng sao. 
          Mũi thì thâm cao,
          Đi/Đứng/ngồi/nằm.
          Bụng không no lắm,
          Lúc nào cũng chăm!
Đề nghị sửa đổi ít từ chứ không muốn sửa hết ý tứ người ta. Thành ra khi biết mình thở ra hít vào mà cái bụng nhúc nhích đó là rơi vào Pháp phình/xệp cái bụng của Thiền sinh rồi. Làm được như vậy là nhớ lập lại cái hơi thở khi mình còn ở trong bụng mẹ…Dù êm/chậm/sâu mà phải bền chí nữa. Chỉ cần nhớ bền nầy là cái bụng nó phình/xệp tự động nhờ cái ý: “ra khỏi lại vào” đó không cho nó dừng lại. Chứ mình đầu óc đâu mà nhớ tới nó khi mà Tiền/Vàng/Diamont mới là quý. Hoặc giả ra lịnh cho cái bụn: “mầy phải phình/xệp tự động đó!” Thì đâu vào đó cả, lâu lâu mình kiểm soát lại coi nó biết nghe lời chưa. Chỉ đôi lần là có nề nếp ngay. Vụ phình/xệp tự động nầy giải quyết vấn đề táo bón hay bịnh Trĩ. Khỏe lắm cả đời không biết đi cầu mà phải rặn ỳ-ạch là sao đâu. Còn Mũi thì thâm cao là dù sao Tạo hóa cho cái Mũi là để hít/thở quan trọng lắm, Cái Miệng thở cũng được nhưng hơi nó không làm kích động lên đại não thì tập cả đời cũng không làm sao kích động đến vỏ não được. Mô Phật, cũng như lấy ngón tay mà đánh trống thôi. Còn Bụng không no lắm, Lúc nào cũng chăm là phải thở thường xuyên nhưng lúc bụng không no quá là cũng đã phình/xệp được rồi. Theo bài pháp đó làm miết cho tới sau năm mươi tuổi rồi mà chưa gặp thầy nào chỉ vẽ thêm cho thì khi ép bụng thở hết ra xong nhíu Cốc Đạo lại tức nhíu hậu môn lên như lúc ta đi tiêu xong vậy. Nhíu xong là thả ra liền để hít trở vào như thường. Lúc đầu mới làm là cảm thấy nóng trong người. Chịu không nổi thì dừng lại đừng nhíu nữa, khi nào bình thường muốn tiếp tục thì nhíu lại. Việc công phu phải có từng giai đoạn khác nhau, ai cải làm trước “ngũ thập” thì có thể bị dục hành thành ra con ma dâm dục hay bị “Tẩu hỏa nhập Ma” là điên đó. “Dục tốc bất đạt” là vậy. Trách ai hơn thiệt trách ta há! Ai làm được thì tuổi già đỡ lạnh lẽo.
Trò tiết lộ chút bí mật cho hay là cái việc chư Tổ Thiền tông dạy: “Trực chỉ nhơn tâm kiến Tánh thành Phật”, tức điều mà Phật Tổ khổ công muốn nhắc nhở chúng trần “Khai thị ngộ nhập tri kiến Phật”đó không hề dính dáng gì với ba cái công phu khí công nầy cả đâu. Cho nên mới nói “Ngộ rồi mới Tu” và tu thì mới luyện! Ngộ rồi mới tu là ngộ cái gì? Chính là ngộ Đạo Tâm! Hết Tham/Sân/Si mới luyện được. Tu thì phải luyện, nếu không thì chỉ đắc cái Tâm Pháp thôi. Chưa ngộ Sắc Pháp là chưa có Ngũ và Lục Thần Thông, thì kiếp sau tu tiếp. Tu là đời đời vậy, mỗi kiếp tu chẳng được bao nhiêu.
Không thấy tiết lộ BS nầy chết vì duyên cớ gì. Bài pháp nầy là truyền trao cho kẻ sơ cơ chỉ dẫn để nhập môn là giai đoạn đầu còn giai đoạn giữa và cuối thì chưa được dạy thêm. Không ai đưa trọn bài pháp vào lúc nhập môn cả. Vô duyên với Đạo thì chỉ ôm có vậy hành hoài thì cũng được sức khỏe như ông thì cũng tốt thôi. Có duyên thì khỏi lo cũng có người tới chỉ thêm. Nếu ông bỏ xác vì nghiệp tai biến mạch máu não thì đó cũng có phản ứng phụ trong đó. Sau 50 năm tập đều như vậy thì không có chuyện bất hạnh gì, trừ khi phải trả nghiệp thân bằng cái quả mới trổ ra như vậy để kết thúc cái nhơn xưa kia.
Một hơi thở mà tập thường suốt 50 năm phải thông đầu thông đít, nếu không tiết giảm ái dục mà còn mưu cầu những pháp trường sanh bất lão này nọ khác thì rất dễ Lạc đường Thiền. Người nầy lắm phước đời mà thiếu duyên Đạo thành ra hậu vận có thể không thấu triệt được lẽ tồn vong, suy/thịnh của chính mình. Tuổi trẻ ông trả nghiệp hơi nặng thì chắc hậu vận may mắn lắm chứ.
Nhưng không sao chúng ta chúc lành để ông đi tiếp con đường còn dở dang. Muôn loài vạn vật luôn chờ đón, sẵn sàng hỗ trợ cho ông hoàn tất biệt nghiệp của ông vào đúng thời điểm của lý duyên khởi.
Quả thị một bài pháp quý mà ai không biết thì cho là đâu giá trị gì. Nếu như vậy tại sao ông ấy truyền thừa lại chứ không để sản nghiệp văn hóa của đời ông? Thì kẻ hèn nầy không nở làm lơ cho nên chia xẻ với thế nhơn đôi dòng đó cho người hữu duyên. Tuy nhiên tiếng Việt ta có Thiền Tánh trong đó. Thiền thì có Tham Thiền hay tham phiền cũng vậy. Còn sân thì sận hận, ai bảo sân chi rồi hận! Và Si thì si mê, mà mê thì mờ, mê muội. Cho nên ai muốn thực hành thì hãy để tam độc: tham/sân/si bên ngoài buổi công phu. Mô Phật!
Được vậy vui lắm thay!
Có phải chỉ có Thương thì mới rồi.
Thương người mình hết tồi.
Thương nhau hết xa-xôi,
Chỉ có thương thì mới rồi!
Saturday, July 30, 2011.

Ai Cần Thêm Tài Liệu,
Tu/Học/Hiểu Về Thiền.
Nơi Đây Xin Kính Biếu,
Chờ Địa-Chỉ Gởi Liền:


USA: Tel. 281-936-8505. Cell: 310-801-1726.
Vit Nam: Di-động:0908037709 / 0903392424

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét